| Hotline: 0983.970.780

Vạch mặt doanh nghiệp 'đầu độc' thuỷ lợi Bắc Hưng Hải

Thứ Hai 09/07/2018 , 14:05 (GMT+7)

Tại hội nghị “Bàn giải pháp xử lý vi phạm hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải” do Tổng cục Thuỷ lợi vừa tổ chức, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) thuộc Bộ Công an đã điểm danh nhiều doanh nghiệp "đầu độc" hệ thống...

Bắt tận tay, ray tận trán

Hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải là công trình thuỷ lợi lớn nhất miền Bắc, đảm bảo tưới cho 146.000ha đất canh tác lúa màu và cây công nghiệp của 4 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh); cấp nước phục vụ 4.240ha của khu công nghiệp tập trung và cấp nước dân sinh cho 3,1 triệu người.

14-45-09_tl-2
Hội nghị Bàn giải pháp xử lý vi phạm hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, khu công nghiệp và khu đô thị, những dòng kênh xanh đã biến thành dòng nước đen ô nhiễm. Thậm chí, ông Đặng Duy Hiển, Chủ tịch HĐQT Cty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải phải kêu cứu: “Hệ thống thuỷ lợi của chúng tôi giống như một cơ thể đã bị “ung thư máu” giai đoạn cuối rồi, nếu không điều trị kịp thời thì hậu hoạ sẽ khôn lường”.

Ông Hiển cho biết, hiện có khoảng 652 tổ chức, cá nhân xả thải vào hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải, nhưng chỉ có 166 đơn vị đã được cấp phép. 486 tổ chức, cá nhân còn lại chưa được cấp giấy phép xả thải nước.

Để “tuyên chiến” với vi phạm xả thải vào nguồn nước của hệ thống Bắc Hưng Hải, Tổng cục Thuỷ lợi đã phối hợp với Phòng 5 (C49) và các đơn vị liên quan tổ chức mật phục, trinh sát, bắt quả tang nhiều doanh nghiệp xả thải trái phép.

Theo đại diện C49, từ tháng 11/2017 đến nay, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã kiểm tra, xử lý 10 vụ việc vi phạm xả thải trái phép, vượt quy chuẩn gây ô nhiễm môi trường hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải với tổng tiền phạt hơn 1 tỷ đồng.

Điển hình như ngày 23/11/2017, lực lượng C49 bắt quả tang Cty TNHH Bao bì Thái Hà Hưng đang xả nước thải SX tái chế nhựa không qua xử lý ra hệ thống thuỷ lợi. Qua xác minh được biết nước thải trên là của Cty TNHH Đầu tư thương mại XNK Quốc Huy (địa chỉ: Phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, Hải Phòng) thuê nhà xưởng. Doanh nghiệp này chưa xây dựng công trình xử lý nước thải, khí thải. Kết quả phân tích mẫu nước thải có 3 thông số vượt QCVN 40:2011 (Cột A), trong đó có 1 thông số vượt trên 10 lần. UBND tỉnh Hưng Yên đã xử phạt Cty XNK Quốc Huy 580.000.000 đồng với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn ra môi trường.

14-45-09_tl-1
Một doanh nghiệp sản xuất, tái chế nhựa của Trung Quốc tại xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên xả trộm nước thải chưa qua xử lý ra hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải bị lực lượng C49 phát hiện vào tháng 11/2017

Cùng ngày, tổ công tác Phòng 5 - C49 cũng đã phát hiện và xử lý Cty CP Vĩnh Thành (xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) xả nước SX nhựa tái chế không qua xử lý có màu nâu nhạt, đục ra môi trường. Sở TN-MT Hưng Yên đã xử phạt 70.000.000 đồng.
 

Bệnh viện cũng xả

Không chỉ cơ sở SXKD, ý thức chấp hành các quy định xả thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi của các bệnh viện cũng rất kém. Mới đây, tổ công tác liên ngành giữa Tổng cục Thuỷ lợi và C49 đã phát hiện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương trong quá trình hoạt động khám chữa bệnh đã xả nước màu trắng đục ra môi trường. Bệnh viện này chưa có giấy phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi; có dấu hiệu vi phạm vào khoản 2 Điều 15 Nghị định 104/NĐ-CP/2017 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; đê điều và vi phạm về pháp luật bảo vệ môi trường.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi cho biết: Hiện tất cả các dòng sông trên hệ thống Bắc Hưng Hải đều đã bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau. Sau hơn 10 năm, hàm lượng COD đã tăng 8,6 lần, Coliform tăng 91,6 lần... Tổng khối lượng nước thải xả vào công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải ước tính khoảng gần 500.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, khối lượng nước thải được xử lý chỉ khoảng 100.000 m3/ngày đêm. Việc mất kiểm soát chất lượng nước xả thải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm tại 83 tuyến kênh, mương của hệ thống Bắc Hưng Hải...

Thời gian tới, Tổng cục Thuỷ lợi sẽ phối hợp với C49 và các địa phương, doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi tăng cường kiểm tra, phát hiện vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi và xử phạt nghiêm, công khai trên báo chí nhằm răn đe, phòng ngừa vi phạm. Đồng thời, phải giải toả, xử lý 100% số vụ vi phạm mới phát sinh.

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm