| Hotline: 0983.970.780

Vải thiều sản lượng thấp, dân vẫn vui vì được giá

Chủ Nhật 16/06/2019 , 15:40 (GMT+7)

Đến nay diện tích vải thiều của Bắc Giang đạt hơn 28.000ha, tập trung ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên, Yên Thế, Sơn Động; trong đó Lục Ngạn chiếm trên 50%.

Ông Dương Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Giang cho biết, thời điểm này, vải thiều đang bước vào thời điểm thu hoạch cuối vụ, sản lượng ước đạt 150.000 tấn, giảm khoảng 40.000 tấn so với năm 2018.

Thương lái thu mua vải thiều. Ảnh: Sơn Tùng.

Năm nay vải thiều mất mùa do thời tiết, song một số nơi chăm sóc đúng quy trình nên chất lượng quả được đánh giá cao, mẫu mã đẹp, không bị sâu bệnh, ăn ngon, ngọt và thơm.

Việc tiêu thụ rất ổn định và thuận lợi, giá bán cao gấp đôi so với năm 2018, vải thiều loại một từ đầu vụ đến nay dao động từ 35 - 50 nghìn/kg, cao điểm lên đến 60 - 65 nghìn/kg.

Ông Tùng cho biết thêm, để tiêu thụ vải được thuận lợi, UBND tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo các Sở, ngành liên quan đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế, trong đó chú trọng khai thác thị trường xuất khẩu truyền thống, chủ lực là Trung Quốc. Bên cạnh đó, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Đông và Asean…

Ngoài ra, ngay từ đầu vụ tỉnh đã tổ chức các diễn đàn kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tiêu thụ vải thiều, đồng thời chỉ đạo các sở ngành, các địa phương chuẩn bị các điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, tư thương đến thu mua.

Theo thống kê, toàn tỉnh có trên 13.850ha vải SX theo quy trình VietGAP. Năm nay, thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan và các nước khác đến thời điểm này khá thuận lợi do tỉnh đã chuẩn bị tốt các điều kiện như cấp mã vùng trồng, cơ sở đóng gói và chuẩn bị in tem, nhãn bao bì truy xuất nguồn gốc mà phía bạn yêu cầu.

Ông Tùng nhấn mạnh, để tránh rủi ro thất thoát, ngành nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các địa phương trồng vải tập trung, mở rộng diện tích SX an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, SX hữu cơ.

"Tỉnh cũng đang nghiên cứu ứng dụng các công nghệ bảo quản, chế biến để nâng cao giá trị sản xuất", ông Tùng chia sẻ.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất