| Hotline: 0983.970.780

Vấn đề… thịt chó

Thứ Năm 28/06/2018 , 10:30 (GMT+7)

Trung bình mỗi năm ở các quốc gia châu Á có khoảng 30 triệu con chó bị giết mổ để phục vụ nhu cầu thực phẩm. Nhiều đường dây buôn lậu chó mèo xuyên biên giới đã bị các nhà bảo vệ động vật phát giác. 

Hình ảnh những lồng chó tại chợ cóc ven đường ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), tính trung bình cứ mỗi giây đồng hồ thì có một con chó ở châu Á bị đưa đi giết mổ lấy thịt. Trước khi chết chúng bị hành hạ theo nhiều cách khác nhau. Hồi tuần trước, tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Hội Nhân đạo quốc tế (HSI) đã truyền tay nhau bức thư có hơn 235.000 chữ ký nhằm kêu gọi chấm dứt ngay Lễ hội Thịt chó thường niên Yulin ở tỉnh Quảng Tây. Thư ngỏ này do hai tổ chức HSI và Care2 với sự bảo trợ của 87 hội nhóm bảo vệ phúc lợi động vật ở Trung Quốc tổ chức phát động.

Theo thống kê, hiện ở Trung Quốc vẫn còn khoảng 20% dân số xơi thịt chó với một niềm tin mê muội là “ăn lấy hên” và bổ dưỡng. Số vụ giết mổ chó nuôi lấy thịt ở Trung Quốc chiếm tới 50% số chó bị giết trên toàn châu lục. Riêng tại Lễ hội Thịt chó Yulin, tổ chức từ 21 tới 30/6 hằng năm đã có chừng 100.000 con chó bị ngả thịt, chế biến thành nhiều món khoái khẩu.

Còn tại Hàn Quốc, theo Liên minh Bảo vệ chó thế giới (WDA) ước tính có 60% người dân coi thịt chó là món ăn thường xuyên nên mỗi năm ở nước này có tới 5 triệu đầu chó bị xẻ thịt. Trong khi đó, hãng tin AFP xác nhận ở xứ kim chi hiện chỉ còn 30% dân cư ăn thịt chó thường xuyên. Ngoài món thịt chó thì chó nuôi còn được người Hàn Quốc giết mổ để chế kem, dầu dưỡng da dẫn tới việc xuất hiện các đường dây buôn lậu chó xuyên quốc gia giữa một số nước ở khu vực Đông Nam Á.

Kết quả điều tra khác do WDA công bố cũng cho thấy, nhu cầu tiêu thụ thịt chó ở Việt Nam dù nhiều năm qua đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn khá cao trong nhóm cư dân lao động. Tại Hồng Kông, hành động ăn thịt chó là phạm pháp và bị phạt tù 30 ngày. Tuy nhiên người dân ở các vùng nông thôn vẫn lén lút tiêu thụ thịt chó, nhất là vào mùa đông người dân vẫn quan niệm ăn thịt chó để cải thiện tuần hoàn máu.

Theo các chuyên gia bảo vệ động vật, do nhu cầu tiêu dùng thịt chó vẫn còn nên ở nhiều quốc gia còn xuất hiện hành vi trộm cắp, đánh bả và buôn bán vật nuôi, sau đó nhồi nhét chúng vào những chiếc lồng nhỏ và giao cho các nhà hàng.

Người sáng lập tổ chức WDA vào năm 2014, ông Peng Hong-ling cho hay, muốn chấm dứt hành động giết mổ cho lấy thịt ngay tại quê nhà tỉnh Quý Châu- nơi người dân vẫn coi thịt chó là đặc sản truyền thống.

Theo ông Pang, từ năm 2003 đến năm 2017, đã có 436 tấn thịt chó được xuất khẩu từ Trung Quốc sang các nhà hàng Trung Quốc ở Nhật Bản. Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản thì cho biết, có khoảng 25 tấn thịt chó được nhập khẩu từ nước ngoài về ba năm qua để phục vụ chủ yếu cho người nhập cư tại đây. Ông Pang còn tiết lộ, thịt chó có thể còn được mua qua mạng nếu bạn tìm đúng địa chỉ trang web.

Các nhà bảo vệ phúc lợi động vật cũng tin rằng, việc ban hành thêm các điều luật là cần thiết để chế tài cả các thương nhân và người tiêu dùng thịt chó mèo. Ngoài  ra, một vũ khí nữa cũng hiệu quả là áp lực của công chúng mới hy vọng tình hình cải thiện rõ nét.

Cần hối thúc người dân ăn đạm thực vật thay thế cho việc ăn thịt, bao gồm thịt chó mèo đồng thời khuyến khích người dân có hành động đối xử nhân đạo với động vật, tạo thói quen văn minh hơn. Vẫn biết dù nói bao giờ cũng dễ hơn làm nhưng nếu không quyết tâm thì rất khó thay đổi.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất