| Hotline: 0983.970.780

Vận động tới cấp xã để người dân không tiếp tay cho vi phạm

Thứ Sáu 22/12/2023 , 10:15 (GMT+7)

Lạng Sơn Để ngăn chặn một cách có hiệu quả hoạt động mua bán, vận chuyển vật tư nông nghiệp trái phép, lực lượng quản lý thị trường đã có những cách làm sáng tạo.

Ông Vũ Hồng Trung cho rằng cần vận động người dân chung tay ngăn chặn vi phạm. Ảnh: Phạm Huy.

Ông Vũ Hồng Trung cho rằng cần vận động người dân chung tay ngăn chặn vi phạm. Ảnh: Phạm Huy.

Giai đoạn những tháng cuối năm, nhiều đối tượng đã lợi dụng nhu cầu giao thương, mua hàng hóa tăng cao của người dân để trục lợi. Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong giai đoạn cuối tháng 9 đầu tháng 10 vừa qua, các đối tượng vận chuyển gia cầm qua biên giới ở huyện Lộc Bình. 

Sau khi bị cơ quan chức năng ra quân, tăng cường kiểm tra, rà soát, các đối tượng vi phạm lại chuyển sang địa bàn huyện Cao Lộc, rồi huyện Tràng Định. Tuy nhiên, dù ở địa bàn nào, những kẻ này cũng bị trấn áp.

Trong nửa cuối năm 2023, lực lượng quản lý thị trường Lạng Sơn liên tục kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong khu vực nội địa. Một trong những nhóm mặt hàng được chú trọng là gia cầm giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Ông Vũ Hồng Trung, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn chia sẻ: "Trên cơ sở nắm chắc, hiểu rõ địa bàn, chúng tôi đã xây dựng các phương án, ban hành kế hoạch phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn để tiến hành kiểm tra và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật".

Ngoài ra, lực lượng còn thường xuyên tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân, đặc biệt là cư dân biên giới không tiếp tay, không cho các đối tượng vi phạm thuê mướn cơ sở để tàng trữ các hàng hóa vi phạm. Đồng thời, vận động ký quy chế phối hợp với người đứng đầu các xã để tuyên truyền, hướng dẫn và vận động người dân không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Do không phải lực lượng vũ trang, quản lý thị trường không được trang bị các kỹ năng, kiến thức cũng như các phương tiện trong việc phòng, chống các đối tượng vi phạm. 

Phó Cục trưởng tỉnh Lạng Sơn thừa nhận, thực tế quá trình kiểm tra, nhiều cán bộ thường xuyên phải đối mặt với các đối tượng rất manh động và nguy hiểm. "Có những đối tượng sẵn sàng sử dụng vũ khí để gây khó khăn trong quá trình chúng tôi kiểm tra, kiểm soát", ông Trung bày tỏ.

Lực lượng Quản lý thị trường Lạng Sơn kiểm tra hàng hóa vi phạm.

Lực lượng Quản lý thị trường Lạng Sơn kiểm tra hàng hóa vi phạm.

Hiện nay, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn là đơn vị được đánh giá cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ; Ban hành đầy đủ kịp thời các quyết định; thực hiện tốt công tác ISO; Công tác thông tin, truyền thông của Cục luôn được quan tâm, chú trọng.

Sau 5 năm chuyển đổi mô hình hoạt động theo ngành dọc, quản lý thị trường Lạng Sơn không ngừng lớn mạnh, chuyên nghiệp và ngày càng khẳng định vai trò chủ công trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, ghi nhiều dấu ấn tích cực trong lòng người dân và doanh nghiệp.

Theo chủ trương của tỉnh, các đội quản lý thị trường được UBND cấp huyện giao nhiệm vụ và là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 cấp huyện; đồng thời chủ trì, phối hợp kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan an toàn thực phẩm, kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Tính đến nay, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn có 8 Đội Quản lý thị trường trực thuộc và 1 bộ phận 389. Cục có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảm bảo tinh thông nghiệp vụ, nắm chắc mọi diễn biến của thị trường và minh bạch trong kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông cũng như xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại, góp phần bình ổn thị trường, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức kinh doanh và người tiêu dùng.

Không riêng lĩnh vực nông sản, vật tư nông nghiệp, quản lý thị trường Lạng Sơn luôn chủ trương lấy người dân làm trung tâm.

Phó Cục trưởng Trung chia sẻ: "Kiểm tra, xử phạt nhiều, ngăn chặn nhiều nhưng việc xử phạt ngăn chặn lại làm hạn chế sự phát triển của kinh tế địa phương thì đấy cũng không phải là giải pháp tối ưu. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm.

Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành, lực lượng chức năng trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân cũng như tìm ra các giải pháp làm sao để thúc đẩy nông nghiệp của địa phương phát triển bền vững".

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.