| Hotline: 0983.970.780

Văn hóa "các"

Thứ Ba 15/01/2013 , 09:44 (GMT+7)

- Sao ông bạn tích trữ nhiều “các” vậy? Để làm chi?

- Sao ông bạn tích trữ nhiều “các” vậy? Để làm chi?

- Tích trữ làm gì đâu. Chả là mình luôn được nhiều người tặng “các”. Đành xếp lên đó, chứ biết để vào đâu? Không lẽ vứt vào sọt rác, sao đành!

- Đúng là người ta trao cho mình với vẻ trân trọng mà mình lại vứt đi thì ít nhiều cắn rứt lương tâm. Nhưng nếu cứ lưu lại thì đến một lúc nào đó, không biết sẽ để vào đâu. Không lẽ lại kiếm cái sọt, cái bồ để chứa?

- Liên quan đến cái “các” thật lắm chuyện nực cười. Một lần, đang phóng xe trên đường phố dưới trời nắng như đổ lửa, bỗng nghe một người gọi tên mình. Đương nhiên là phải dừng xe, táp vào lề đường. Một người mình không nhận ra là ai vồn vã chào hỏi, bắt tay rồi loay hoay mở cặp, lấy thứ gì đó. Hóa ra là tìm “các”. Anh ta trao cho mình một tấm màu hồng, thơm nức mùi nước hoa. Liếc qua, mình thấy 2 mặt chi chít chữ, kín mít cả diện tích. Một mặt chữ tiếng Việt, mặt kia tiếng Anh. Mình cũng kịp đọc được một trong nhiều dòng chữ: “thạc sĩ… trưởng phòng… Sở…”. Nắng rát như đốt da thịt, mình phải nhanh chóng cáo biệt để thoát khỏi cuộc “tra tấn”.

- Một lần, mình đến một nơi. Chẳng quen biết gì nhưng cũng được một vị trao danh thiếp, sau khi đã tặng cho mấy chục người ngồi ở đó. Mình nghĩ ông ta sẽ bỏ qua mình vì mình ngồi ở xa, lại đang nghe điện thoại. Nhưng ông ta vẫn tiến đến tặng, lại còn bắt tay khiến mình phải miễn cưỡng chìa tay. Nhìn tấm “các”, cũng thấy in đủ các chức danh, trong đó có rất nhiều chữ “nguyên”.

- Thật ra, danh thiếp là một vật cần thiết trong giao tiếp, làm quen, giúp người ta giới thiệu cho nhau biết về tên, nơi công tác, cùng những thông tin cần thiết của mình để tiện quan hệ. Nhưng phải đúng lúc, đúng chỗ, và đúng đối tượng. Không thể bất cứ ai cũng trao danh thiếp khiến người nhận cảm thấy bị làm phiền.

- Mình để ý thấy những người tài ba, có uy tín thực sự thường ít để ý đến việc in “các”, hoặc nếu có, chỉ thông tin rất ngắn gọn. Sinh thời, NSND Đào Mộng Long - một cây đại thụ của nền sân khấu Việt Nam - trên tấm “các” của mình chỉ ghi vẻn vẹn dòng chữ: Đào Mộng Long. Phía dưới, góc trái là địa chỉ nhà riêng, góc phải là số điện thoại ở nhà (ông không sử dụng điện thoại di động). Không hề có mấy chữ “NSND”, cũng không có dòng chữ: “Thành viên hội đồng xét duyệt danh hiệu nghệ sĩ quốc gia”. Càng không có bất cứ chữ “nguyên” nào.

- Đúng vậy. Mình cũng quen biết một số vị tài giỏi lắm, nói tên thì bất cứ ai trong ngành cũng phải ngưỡng mộ, nhiều người ngoài ngành cũng nghe danh. Họ là giáo sư, tiến sĩ, kiêm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng, có chân trong nhiều hội đồng danh giá, nhưng danh thiếp chỉ in họ, tên, nơi làm việc chính, số điện thoại và email, không in bất cứ danh hiệu, chức vụ gì.

- Đó chính là văn hóa “các” vậy. Phải không ông bạn?

- Đúng vậy, hữu xạ tự nhiên hương. Chỉ thùng rỗng mới kêu to. Văn hóa “các” cũng thật thú vị là như thế.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm