| Hotline: 0983.970.780

Vấn nạn ô nhiễm từ khu công nghiệp

Thứ Sáu 12/12/2014 , 09:01 (GMT+7)

Theo thống kê của Bộ TN-MT, hiện có hơn 300 khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp nằm rải rác ở các tỉnh, thành trong cả nước gây ô nhiễm môi trường từ các loại chất thải.

Kênh Tham Lương, quận Tân Bình, TP.HCM, là một điển hình về tình trạng ô nhiễm từ nhiều năm nay. Để hồi sinh dòng kênh này, TP.HCM đã triển khai dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên với tổng kinh phí tới gần 27.000 tỷ đồng.

Vậy nhưng, trong khi dự án vẫn đang ì ạch thi công, thì mỗi ngày, hàng trăm Cty, cơ sở SX vẫn trực tiếp xả hàng ngàn mét khối nước thải ô nhiễm xuống dòng kênh…

Các số liệu của Bộ TN-MT cho thấy, chỉ có 66% các KCN có trạm xử lý nước thải tập trung, rất nhiều KCN đã đi vào hoạt động mà chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành không hiệu quả, mang tính đối phó.

Trong khi đó, theo ước tính, có khoảng 70% trong tổng số hơn 1 triệu m3 nước thải ngày, đêm phát sinh từ các KCN được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý.

Ngoài ra, ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu ở các KCN cũ, do sử dụng công nghệ SX lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. Ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là bụi, một số khu có biểu hiện ô nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn.

Nhiều năm nay, người dân sống tại khu vực KCN Minh Hưng - Hàn Quốc (huyện Chơn Thành, Bình Phước) đã gửi hàng trăm lá đơn đến các cơ quan từ địa phương đến trung ương để kêu cứu về việc họ phải ăn ngủ với mùi khét, hôi từ khói đốt các chất liệu cao su; đặc biệt, mỗi buổi chiều, khi gió thổi đến, lại bị cay mắt, chảy nước mắt…

“Cần có nhiều giải pháp đồng bộ để giải quyết vấn nạn ô nhiễm từ các KCN ở TP.HCM hiện nay như giám sát chặt dự án từ khi lập đến xây dựng. Sau khi đi vào hoạt động, phải theo dõi sát hoạt động của hệ thống xử lý chất thải. Chế tài, xử lý thật nặng DN “đắp chiếu” hệ thống xử lý chất thải hoăc hoạt động kiểu đối phó.
Một yếu tố rất quan trọng nữa là cần phải đầu tư một hệ thống xử lý chất thải phù hợp, hiện đại. Nếu không, chúng ta sẽ còn mất rất nhiều nữa chứ không chỉ vài chục, vài trăm ngàn tỷ để giải quyết hậu qủa như vừa qua”, ông Huỳnh Viết Thanh, TGĐ Tập đoàn Hoài Nam - Hoài Bắc.

Nhưng, nguy hiểm nhất là nhiều loại khí có ảnh hưởng tới sức khỏe của con người mà không bị phát hiện bằng khứu giác.

Theo thống kê, mỗi ngày các KCN nước ta thải ra khoảng 8.000 tấn chất thải rắn, tương đương khoảng 3 triệu tấn rác thải/năm, một con số khổng lồ.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là, lượng chất thải rắn đang tăng lên cùng với việc gia tăng tỷ lệ lấp đầy các khu đất trống trong KCN. Những khu đất trống dành cho việc xử lý, chôn lấp chất thải giảm diện tích, trong khi số lượng rác lại tăng lên.

Cụ thể, nếu như tính trung bình cả nước, năm 2005 - 2006, 1 ha diện tích đất cho thuê phát sinh chất thải rắn khoảng 134 tấn/năm, thì đến năm 2008 - 2009, con số này đã tăng lên 204 tấn/năm (tăng gần gấp đôi). Những năm gần đây, con số này chắc chắn đã tăng lên gấp nhiều lần và đó chính là mối nguy hại lớn cho môi trường.

Từ những phản ánh trên, không khó để thấy được những hệ lụy, hậu quả nghiêm trọng mà người dân sinh sống ở khu vực có KCN phải gánh chịu. Đó chính là nguy cơ gia tăng những loại bệnh mãn tính. Những loại bệnh tật này tích tụ theo ngày tháng, làm họ cảm thấy vô cùng bất an...

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xử lý môi trường, để từng bước khắc phục tình trạng nói trên, các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường, xử lý các nguồn chất thải tại các KCN, xử lý nghiêm các DN vi phạm.

Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động đánh giá môi trường chiến lược, tác động môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển, nhất là khâu thẩm định, kiểm tra sau thẩm định...

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm