| Hotline: 0983.970.780

Vì đất nước phát triển, ưu tiên dùng hàng Việt Nam sản xuất

Thứ Năm 30/05/2019 , 07:01 (GMT+7)

Ghi nhận những đóng góp của Agribank, tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” vừa diễn ra tại Hà Nội, Agribank vinh dự được Bộ Công thương trao tặng Bằng khen.

Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ngân hàng NN - PTNT Việt Nam (Agribank) kịp thời cung ứng vốn, sản phẩm dịch vụ, đồng hành cùng hàng triệu hộ sản xuất, doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh (SXKD), tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang thương hiệu Việt, qua đó góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt trong giai đoạn mới.
 

Từ nhận thức đến hành động

“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, đồng thời cũng là điều kiện để các doanh nghiệp trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân, đẩy lùi tâm lý “sính hàng ngoại”; hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, tiết kiệm nguồn ngoại tệ cho đất nước.

khch-hng-thuc-hien-gio-dich-ti-gribnk163508354
Khách hàng thực hiện giao dịch tại Agribank.

Nhận thức tầm quan trọng của chủ trương này, Agribank chú trọng tuyên truyền, kịp thời triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nội dung Cuộc vận động đến toàn thể cán bộ, đảng viên và người lao động, qua đó để cán bộ, đảng viên và người lao động nêu cao tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, nhận thức đúng đắn về khả năng sản xuất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam; ưu tiên mua sắm, dùng hàng Việt Nam khi có nhu cầu, coi đó là hành động biểu hiện lòng yêu nước, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

Agribank tham gia hưởng ứng thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thông qua đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu, chủ yếu đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, với tỷ trọng vốn dành cho “Tam nông” luôn chiếm trên 70% dư nợ nền kinh tế của Agribank và chiếm trên 50% nguồn vốn mà Việt Nam đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

Thông qua cung ứng kịp thời nguồn vốn, Agribank cùng ngành Ngân hàng giúp hàng triệu hộ sản xuất, doanh nghiệp đầu tư SXKD, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa ngày càng có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu, qua đó góp phần thay đổi hành vi tiêu dùng của người Việt Nam theo hướng ưu tiên mua sắm hàng sản xuất trong nước thay vì sở thích mua sắm hàng hóa nhập khẩu. Điều này được thấy rõ nhất tại các vùng nông thôn, người dân đã bắt đầu quen dùng và ưa chuộng hàng sản xuất trong nước với chất lượng đảm bảo, giá thành vừa phải.

Với nỗ lực đưa nguồn vốn và dịch vụ ngân hàng đến gần hơn với khách hàng, đặc biệt là người dân sinh sống tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, Agribank đẩy mạnh triển khai mô hình Tổ vay vốn, Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, cải tiến quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân được vay vốn và sử dụng ngày càng nhiều dịch vụ ngân hàng.

Bên cạnh cung ứng vốn, Agribank cung cấp cho thị trường thanh toán hơn 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, trong đó có nhiều sản phẩm dịch vụ được khẳng định là Thương hiệu Quốc gia, đáp ứng nhu cầu đa dạng về giao dịch, thanh toán của nhiều đối tượng khách hàng, qua đó góp phần xây dựng niềm tin đối với khách hàng Việt.
 

Vì người Việt phục vụ

Để tiếp tục hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, qua đó tích cực cùng cộng đồng xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt trong giai đoạn mới, Agribank xác định tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp; tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, người lao động về Cuộc vận động.

Tích cực tìm kiếm khách hàng mới, tăng cường hợp tác với các đối tác trong Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Agribank xác định không ngừng phát triển đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói, cải tiến chất lượng dịch vụ để phục vụ ngày càng tốt hơn nữa mọi đối tượng khách hàng.

Trong xu thế phát triển nền kinh tế số, Agribank tập trung phát triển mạnh về công nghệ và các dịch vụ ngân hàng điện tử, nhằm đem đến cho khách hàng nhiều hơn nữa những tiện ích và giá trị gia tăng khác biệt trong giao dịch thanh toán, tích cực góp phần phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam...

Tích cực tham gia chương trình của các Hiệp hội để nắm bắt tình hình hoạt động, nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ cũng như sản phẩm các doanh nghiệp cung cấp để có cơ hội tiếp cận, xúc tiến hợp tác giữa các bên, tham gia các chương trình bình ổn thị trường, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước, cũng như tiếp tục xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam trong giai đoạn mới.

Agribank chủ động, tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại các địa phương, kết nối ngân hang - doanh nghiệp, qua đó tiếp cận mở rộng cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi đối với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, nhất là thị trường nội địa.

(Kiến thức gia đình số 22)

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm