| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 23/09/2019 , 09:26 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 09:26 - 23/09/2019

Vì sao bầu không khí Hà Nội nhiễm bẩn?

Theo số liệu từ 11 trạm quan trắc môi trường của TP Hà Nội, thì liên tiếp trong các ngày 17-18/9/2019, chỉ số chất lượng không khí AQI của Thủ đô đều từ 101 đến 170.

Không khí của Hà Nội đã ở mức nhạy cảm, không tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người, cần phải hạn chế thời gian ở ngoài.

Điều này khiến cư dân Hà Nội hết sức lo ngại, bởi chỉ số đó thuộc nhóm da cam (thang thứ 3 trong 5 thang bậc đo chất lượng theo hướng dẫn tại Quyết định 878/QĐ-TNMT ngày 1/7/2011 của Tổng cục Môi trường về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng không khí AQI). Điều đó có nghĩa là không khí đã ở mức nhạy cảm, không tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người, cần phải hạn chế thời gian ở ngoài.

Trả lời câu hỏi vì sao chất lượng không khí của Hà Nội lại xấu đến thế, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam, cho biết, ngoài lí do nghịch nhiệt (theo quy luật thì hiện tượng nghịch nhiệt thường xảy ra ở giai đoạn đầu mùa), còn có các nguyên nhân khác gây ô nhiễm không khí như hoạt động giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp...

Nghịch nhiệt do giai đoạn đầu mùa đông, thì cả miền Bắc có hiện tượng đó chứ riêng gì Hà Nội? Nhưng tại sao không khí ở các địa phương khác vẫn trong sạch, an toàn, còn chất lượng không khí của Hà Nội thì lại xấu? Vậy thì chỉ còn các nguyên nhân khác như hoạt động giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp, đốt rác... mới là những tác nhân chính khiến bầu không khí của Thủ đô nhiễm bẩn.

Mỗi ngày, hàng triệu phương tiện giao thông chen chúc trong nội đô, đã thải ra một lượng khói bụi khổng lồ, hàng ngàn công trình xây dựng thi nhau mọc lên, cũng thải ra một lượng bụi cực lớn, và hàng ngàn cơ sở sản xuất, trong đó có rất nhiều cơ sở sản xuất có sử dụng những loại nguyên, nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường như thủy ngân, chì, than..., tất cả đều trút vào một không gian chật hẹp, thì bầu không khí của Hà Nội bị nhiễm bẩn, là điều tất nhiên.

Trước tình trạng ô nhiễm nói trên, người dân Thủ đô đã lựa chọn dùng khẩu trang. Nhưng theo các chuyên gia, thì khẩu trang chỉ ngăn được những loại bụi lớn. Còn bụi mịn như PM2.5 (2,5 micromet) thì không thể ngăn chặn được.

Làm thế nào để bầu không khí của Thủ đô luôn trong sạch? Câu trả lời rất dễ, đó là hạn chế phương tiện giao thông, quản lí nghiêm ngặt việc gây bụi của các công trình xây dựng và di dời các cơ sở sản xuất có sử dụng các nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm ra khỏi nội thành. Nói thì nhẹ tênh, nhưng còn làm? Bao nhiêu năm nay chúng ta đã loay hoay với rất nhiều giải pháp để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, nhưng không những không hạn chế được mà còn mỗi năm một tăng thêm. Hàng ngày, những công trình xây dựng vẫn vô tư xả bụi vào môi trường, còn việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi nội thành, thì hàng chục năm nay, số cơ sở được chuyển ra ngoài nội đô, mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Và chừng nào tình trạng này vẫn tồn tại, thì nguy cơ nhiễm bẩn của bầu không khí Thủ đô vẫn còn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm