| Hotline: 0983.970.780

Vì sao Cty Phú Đa "miễn nhiễm" với nạn chè bẩn?

Thứ Năm 21/07/2011 , 09:22 (GMT+7)

Có rất nhiều NM chế biến chè điêu đứng trước vấn nạn chè bẩn, nhưng cũng có những Cty trụ vững và hoàn toàn "miễn nhiễm" trước vấn nạn này.

Có rất nhiều NM chế biến chè điêu đứng trước vấn nạn chè bẩn, nhưng cũng có những Cty trụ vững và hoàn toàn "miễn nhiễm" trước vấn nạn này. Vì sao lại như vậy? NNVN đã tìm hiểu câu trả lời thực tế từ Cty chè Phú Đa.

>> Cơn lốc chè bẩn- Nông dân lên voi, doanh nghiệp xuống chó
>> Vựa chè thành ''lò'' chế chè bẩn
>> Cận cảnh công nghệ chế biến chè bẩn

Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ cũng là một lò chứa khổng lồ để công nghệ SX chè bẩn hoành hành. Dọc hai bên đường từ thị trấn Lò Vàng đến các xã Văn Miếu, Võ Miếu… hàng ngàn hộ dân sắm lò sấy sản xuất chè bẩn. Hai bên đường, chè trộn lẫn đất cát hứng thêm bụi để “tăng trọng lượng” rồi đóng bao bì chờ thương lái cho xe đến “hốt đi Trung Quốc”.

Có mặt ở địa phương này PV NNVN chứng kiến nhiều chuyện lạ. Chuyện lạ thứ nhất là giá chè thương lái thu mua vào khoảng 4,5 ngàn/kg nhưng có nhiều hộ dân vẫn "làm ngơ" để bán cho Cty chỉ với giá…3,9 ngàn. Chuyện lạ thứ hai là ở thủ phủ chè bẩn, thương lái giành giật thu gom phần lớn lượng chè trong dân khiến không ít DN rơi vào cảnh “đói nguyên liệu” nhưng một số Cty khác vẫn bình chân như chưa hề biết chè bẩn là gì.

Ông Nguyễn Văn Liệu, TGĐ Cty Chè Phú Đa, DN sản xuất chè lớn nhất ở tỉnh Phú Thọ dẫn chúng tôi đi mục sở thị một số cơ sở sản xuất chè bẩn. Cứ tưởng vị TGĐ này nhiệt tình thế để “kêu ca” kiểu “chè bẩn lộng hành, DN đói nguyên liệu” nhưng sự thật lại hoàn toàn khác. Ông bảo: Dẫn đi xem thế thôi chứ riêng Cty hầu như chẳng ảnh hưởng gì. Quá lạ, vì sao ở “thủ phủ” công nghệ chế biến chè bẩn, thương lái hoành hành mà Cty "ngốn" lượng chè nguyên liệu lớn nhất này lại “miễn nhiễm”? Họ “miễn nhiễm” thật hay vị giám đốc này đang “nổ”?

Ông Liệu cười mà rằng: Nếu tất cả dân trồng chè của cả tỉnh Phú Thọ này không bán cho chúng tôi thì Cty vẫn đảm bảo kế hoạch sản xuất như thường. Nói có sách mách có chứng, TGĐ vạch tấm bản đồ diện tích vùng nguyên liệu của Cty Phú Đa để chứng minh vì sao Cty ông “đứng ngoài cuộc trước vấn nạn chè bẩn”.

Cty Chè Phú Đa có 1.460 ha nguyên liệu nằm tập trung ở 4 huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập và Tam Nông. 3 nhà máy chế biến mỗi ngày chế biến 80 tấn chè tươi nhưng 6 tháng đầu năm, Cty này vẫn đạt 35% kế hoạch, cao hơn năm trước gần 5%. Chỉ cần 3 tháng vào vụ chính là tháng 7, tháng 8, tháng 9 Cty có thể hoàn thành kế hoạch 19 ngàn tấn chè tươi. Thậm chí nếu thời tiết tốt hoàn toàn có thể đạt sản lượng 23 ngàn tấn/năm.

Thực ra chuyện ung dung trong cảnh nước sôi lửa bỏng của Cty Phú Đa không phải tự nhiên mà có. Năm 2007, vấn nạn chè vàng từng khiến họ lao đao khi tất cả các xưởng phải “trùm mền” vì chẳng kiếm nổi một cân chè nào. Vùng nguyên liệu chỉ dựa vào dân, giá thương lái thu mua quá cao nên không chỉ Phú Đa mà hầu hết các Cty trên địa bàn Thanh Sơn chịu không nổi. Thậm chí công nhân công ty thấy giá cả bên ngoài cao hơn nên được cân chè nào thu gom về thì tuồn đem bán cân nấy.

Hoàn cảnh bi đát đến nỗi ông giám đốc thời bấy giờ nản quá nên viết đơn xin từ chức “về vườn”. Trước bài học đau xót đó, nên khi bộ máy mới thành lập, được bầu vào cương vị Tổng Giám đốc, ông Liệu đề ra mục tiêu đầu tiên là phải xây dựng vùng nguyên liệu bền vững. “Trong sản xuất chè, khâu nguyên liệu là khâu quan trọng nhất và cũng là khâu đắt đỏ nhất. Thành bại hay không đều tùy thuộc vào khâu này mà ra cả” - ông Liệu nói.

Tuyên Quang “hỏa tốc” xử lý thực trạng chè bẩn

Sau khi NNVN đăng bài "Cận cảnh công nghệ chế biến chè bẩn" phản ánh thực trạng trộn xi măng, phân bón vào chè ở huyện Hàm Yên, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đã có công điện khẩn chỉ đạo thực hiện biện pháp ngăn chặn và xử lý các hộ dân, cơ sở chế biến chè pha trộn tạp chất để thu lợi bất hợp pháp. 

Theo đó, UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra ngay các cơ sở sản xuất, sơ chế chè búp tươi trên địa bàn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chỉ trong vòng 4 năm, từ chỗ “đói" nguyên liệu, Cty Chè Phú Đa đã có trong tay 1.460 ha chè nguyên liệu. 3 NM chế biến chè đen OTD ở thị trấn Thanh Sơn, xã Minh Đài, xã Tân Phú không những thừa nguyên liệu mà còn quản lý chất lượng ATTP theo tiêu chuẩn ISO để làm giấy “thông hành” đi quốc tế. Hết cảnh ăn đong, ông Liệu khoe rằng hiện Cty Chè Phú Đa đang giữ hai kỷ lục của ngành chè Việt Nam. Đó là nơi có năng suất chè bình quân cao nhất và là doanh nghiệp có thiết bị và công nghệ chế biến hiện đại nhất trong nước. “Đó là sự liều lĩnh cần thiết nếu muốn sản xuất chè”.

Sự liều lĩnh ấy hóa ra là chuyện tiền. Cán bộ Cty Phú Đa xác định, muốn đầu tư vào chè phải có tiền. Tiền để đầu tư bài bản bằng cách hợp đồng với dân trồng chè “cùng ăn cùng lỗ” với Cty. Theo mô hình này, Cty chịu trách nhiệm đầu tư giống, phân bón, thuốc BVTV cho nông dân, đổi lại người dân phải sản xuất chè nguyên liệu theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật mà cán bộ trong Cty hướng dẫn. Tiền để đảm bảo giá chè thu mua lúc nào cũng ở mức cao so với mặt bằng chung để nông dân thấy được sự bền vững mà không dám “lật lọng”. Thế mới có chuyện, hiện tư thương thu mua cao hơn Cty 5-7 giá nhưng nhiều hộ dân chỉ tha thiết “bán cho ông Liệu”.

Đứng vững trong cơn lốc chè bẩn nhưng lãnh đạo Cty Phú Đa vẫn cứ buồn. Họ buồn vì trong hệ thống các DNSX chè ở Phú Thọ có vô số Cty mua bán nguyên liệu theo kiểu chộp giật nhưng chẳng thấy ai xử lý. “Cả tỉnh có trên 60 Cty chè nhưng thử hỏi trong số ấy có mấy DN có vùng nguyên liệu đảm bảo? Khi thành lập Cty họ cứ kê khống lên thế thôi chứ thực tế đó là những vùng nguyên liệu trên giấy. Đơn cử như huyện Thanh Sơn có khoảng 2 ngàn ha chè nhưng Cty Phú Đa chiếm 400 ha rồi. Còn lại có 1.600 ha nhưng hàng chục Cty nhận đó là “vùng nguyên liệu” của mình”- ông Liệu phàn nàn.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm