| Hotline: 0983.970.780

Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ:

Vì sao PVN phải gánh toàn bộ khoản lỗ khủng hơn 1.400 tỷ đồng?

Thứ Hai 28/11/2016 , 09:45 (GMT+7)

Kết luận của Thanh tra Chính phủ không chỉ khẳng định trách nhiệm của các đơn vị trong việc gây thua lỗ 1.472.802 triệu đồng...

16-58-02_04
Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ
 

Kết luận của Thanh tra Chính phủ không chỉ khẳng định trách nhiệm của các đơn vị trong việc gây thua lỗ 1.472.802 triệu đồng, quá trình thực hiện đầu tư dự án đã có dấu hiệu cố ý làm trái hoặc thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí lớn vốn đầu tư…

Ngày 14/3/2008, PVTEX đi vào hoạt động với vốn góp của các cổ đông là 160 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập lúc đó gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) góp 62.400 triệu đồng (39%), Vinatex góp 22.400 triệu đồng (14%), TCty CP Phong Phú góp 8.000 triệu đồng (5%), TCty CP Tài chính Dầu khí góp 16.000 triệu đồng (10%), Cty CP sản xuất kinh doanh nguyên liệu dệt may Việt Nam góp 3.200 triệu đồng (2%) và một số cổ đông khác.

Quá trình thực hiện góp vốn, một số cổ đông đề nghị xin được rút vốn, không tham gia góp cổ phần vào PVTEx. Ngày 2/7/2009, Đại hội cổ đông PVTEx có quyết định phê duyệt tăng phần vốn góp của PVN tại PVTex từ 39% vốn điều lệ lên 56% vốn điều lệ và đồng ý việc thoái vốn của 6 cổ đông có tỷ lệ góp vốn tại PVTEx là 17%.

Như vậy, đến năm 2009, PVTEX chỉ còn 5 cổ đông, trong đó có 4 cổ đông sáng lập và một cổ đông phổ thông là TCty Phân bón và Hóa chất Dầu khí. Đến ngày 5/5/2011, TCty CP Tài chính Dầu khí chuyển nhượng toàn bộ cổ phần thuộc sở hữu tại PVTEx cho TCty Phân bón và Hóa chất Dầu khí. Ngày 27/12/2014, Vinatex và TCty CP Phong Phú chuyển nhượng toàn bộ cổ phần thuộc sở hữu tại PVTEx cho PVN. Tính đến ngày 31/12/2014, vốn của PVN tại PVTEx là 1.602.310 triệu đồng (74,005%), của TCty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP là 562.700 triệu đồng (25,99%)…

Theo qui định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015, trong đó yêu cầu PVN phải giảm tỉ lệ góp vốn tại PVTEx từ 56% xuống tối thiểu 36%. Tuy nhiên, PVN và Bộ Công thương lại có những quyết định khiến tỉ lệ góp vốn của PVN tăng lên tới 75%.

Cũng theo qui định, việc chuyển nhượng vốn giữa Vinatex và PVN phải được lập phương án trình cấp thẩm quyền phê duyệt, tuy nhiên PVN và Vinatex đã không thực hiện lập phương án, xác định thời điểm chuyển nhượng, giá mua, giá bán để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bộ Công thương cũng không thực hiện giám sát việc này. Hậu quả là PVN mua cổ phần với mệnh giá ban đầu 10.000 đồng/cổ phần, trong khi dự án đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng, PVTEx lỗ 1.472.802 triệu đồng ngoài phương án tài chính của dự án, dẫn đến PVN phải gánh chịu toàn bộ các khoản công nợ, lỗ của dự án đã đầu tư, gánh trách nhiệm lỗ 278,832 tỷ đồng của Vinatex và TCty CP Phong Phú.

Thanh tra Chính phủ kết luận, việc thực hiện quyền và trách nhiệm của cổ đông sáng lập PVTEx, Bộ Công thương, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc PVBN, Vinatex thời kỳ 2007 đến nay phải chịu trách nhiệm về các thiếu sót, vi phạm.

Cụ thể, Vinatex là tập đoàn lớn trong lĩnh vực dệt may đã thiếu trách nhiệm trong việc góp vốn điều lệ, không thực hiện trách nhiệm của cổ đông mà ủy quyền cho PVN làm chủ đầu tư dự án.

PVN là tập đoàn có vốn chi phối tại PVTEx, trong quá trình chỉ đạo điều hành còn nhiều thiếu sót, vi phạm. Chưa thực hiện hết trách nhiệm trong việc kiểm tra, đôn đốc, giám sát người đại diện vốn của PVN tại PVTEx, nhận chuyển nhượng vốn từ Vinatex và Phong Phú không đúng qui định, dẫn đến phải chịu toàn bộ lỗ của dự án là 1.472.802 triệu đồng.

Bộ Công thương với chức năng quản lý nhà nước, trách nhiệm của chủ sở hữu vốn nhà nước tại PVN, Vinatex đã thiếu thường xuyên kiểm tra giám sát trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược ngành dầu khí, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện qui hoạch ngành. Chưa thực hiện hết trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát và chuyển nhượng vốn của Vinatex, Phong Phú cho PVN…

Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng, kiến nghị Bộ Công an xem xét xử lí trách nhiệm hành chính, xem xét xử lí trách nhiệm hình sự đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Dư luận đặt câu hỏi, vì sao PVN chống cả các qui định của Chính phủ, quyết tâm mua lại cổ phần của Vinatex và TCty CP Phong Phú để phải gánh chịu khoản lỗ hơn 1.400 tỷ đồng?

Nên nhớ, chỉ sau một thời gian ngắn PVTEx đi vào hoạt động, một số cổ đông nhận thấy dấu hiệu “con tàu” này sắp đắm đã quyết định xin rút vốn, vậy nhưng PVN và TCty Phân bón và Hóa chất Dầu khí vẫn quyết tâm mua lại cổ phần lớn của các cổ đông khác.

Những câu hỏi này càng khó trả lời hơn khi Vũ Đình Duy, Tổng giám đốc Cty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex), giai đoạn 2009 - 2014 đã trốn đi nước ngoài chữa bệnh.

Xem thêm
Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Nhìn chung các thị trường đều yêu cầu ngày càng cao đối với an toàn thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Yến Sào Khánh Hòa lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia

Công ty Yến Sào Khánh Hòa vinh dự lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia và là doanh nghiệp duy nhất của Khánh Hòa đạt được kết quả này trong năm 2024.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...