| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng hệ sinh thái Halal để phát triển thị trường

Chủ Nhật 06/04/2025 , 10:18 (GMT+7)

Việt Nam có tiềm năng lớn về xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Halal toàn cầu, nhưng cần xây dựng hệ sinh thái để phát triển thị trường này.

Hạt điều là một trong những loại nông sản mà Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Halal. Ảnh: Sơn Trang.

Hạt điều là một trong những loại nông sản mà Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Halal. Ảnh: Sơn Trang.

Chia sẻ tại Hội nghị giao ban với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với chủ đề “Xúc tiến thương mại tăng cường khai thác thị trường sản phẩm Halal toàn cầu”, do Bộ Công Thương tổ chức đầu tháng 4/2025, ông Ramlan Bin Osman, Giám đốc Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia (HALCERT) - Bộ Khoa học và Công nghệ, đánh giá, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp, với nhiều loại sản phẩm có thể đi vào các thị trường Hồi giáo.

Việt Nam sở hữu nguồn nguyên liệu thô tiềm năng dồi dào cho ngành thực phẩm Halal, bao gồm cà phê, gạo, hải sản, sản phẩm nuôi trồng thủy sản, gia vị, các loại hạt, rau củ và trái cây… Điều này cho thấy khả năng lớn của Việt Nam trong việc sản xuất các sản phẩm cuối cùng.

Việt Nam cũng đã được công nhận là một trong những điểm đến du lịch quốc tế hàng đầu vào năm 2018, cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ lưu trú, bao gồm nhà hàng Halal và dịch vụ ăn uống.

Đặc biệt, 20 mặt hàng nông sản hiện đang được các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) nhập khẩu nhiều nhất, thì Việt Nam đều đang sản xuất và xuất khẩu. 20 mặt hàng này gồm: Cà phê nhân xanh, gạo xay xát, hạt điều, hồ tiêu, trái cây tươi, chiết xuất cà phê, thực phẩm chế biến, cà phê rang xay, sắn khô, các loại hạt, trái cây chế biến, bánh ngọt, chè (trà), bánh kẹo có đường, thức ăn chăn nuôi, mật ong tự nhiên, quế, đồ uống không cồn, bột mì, nước ép trái cây.

Với nhiều ngành hàng nông sản chủ lực, thị trường Halal đang có vị trí không nhỏ. Ông Trần Văn Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, cho biết, từ năm 2022 đến 2024, mỗi năm, xuất khẩu điều sang khu vực Trung Đông đạt trên dưới 400 triệu USD với hơn 60 nghìn tấn nhân điều. Trong giai đoạn nói trên, mỗi năm, thị trường Trung Đông chiếm từ 8-13% xuất khẩu điều Việt Nam. Những thị trường ở Trung Đông có giá trị nhập khẩu điều Việt Nam lên tới hàng chục triệu USD trong năm 2024 là UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Iraq, Jordan, Iran, Ai Cập…

Cà phê Việt Nam có cơ hội lớn để thâm nhập thị trường Halal. Ảnh: Sơn Trang.

Cà phê Việt Nam có cơ hội lớn để thâm nhập thị trường Halal. Ảnh: Sơn Trang.

Năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng rất ngoạn mục về xuất khẩu như gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu... Ông Ramlan Bin Osman cho rằng, nếu thực hiện theo các tiêu chuẩn Halal, những nông sản chủ lực này hoàn toàn có thể thâm nhập sâu hơn vào các thị trường Hồi giáo.

Với tiềm năng của nông nghiệp Việt Nam, ông Ramlan Bin Osman nhận định, Việt Nam  có cơ hội lớn để tham gia vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu. Thị trường này hiện trị giá tới 3 nghìn tỷ USD, nhưng khoảng cách giữa cung và cầu sản phẩm Halal hiện đang rất lớn.

Chính vì vậy, để nắm bắt được cơ hội, phát huy hết tiềm năng, sớm trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp thực phẩm Halal hàng đầu thế giới, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ một số quốc gia xuất khẩu thực phẩm Halal hàng đầu để xây dựng hệ sinh thái Halal.

Thực tế cho thấy trên thế giới, nhiều quốc gia không phải là quốc gia Hồi giáo, nhưng lại đang rất thành công trên thị trường thực phẩm Halal toàn cầu do từ lâu đã nhìn ra tiềm năng và cơ hội to lớn từ thị trường này.

Úc hiện là quốc gia xuất khẩu thịt bò lớn nhất sang các nước Trung Đông, còn Brazil là nhà cung cấp gia cầm Halal lớn nhất cho khu vực này. Nhật Bản đã xác định thị trường Halal là một nguồn đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Nhật Bản, với Thế vận hội Mùa hè 2020 là chất xúc tác. Hàn Quốc đặt mục tiêu trở thành một trong những điểm đến du lịch chính dành cho du khách Hồi giáo.

Ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là nước có tỷ lệ người theo Hồi giáo ở mức thấp, nhưng Thái Lan đã xây dựng một nền kinh tế Halal khá mạnh. Nhờ vậy, Thái Lan hiện là một trong những nhà sản xuất thực phẩm chế biến Halal lớn nhất thế giới và định vị thương hiệu của mình là "Nhà bếp của thế giới".

Xem thêm
Trung Quốc đánh thuế 34%, rút giấy phép hàng chục công ty Hoa Kỳ

Ủy ban Thuế quan, Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc liên tiếp tung đòn trả đũa, sau khi Hoa Kỳ công bố mức thuế quan đối ứng 34% với nước này.

Cùng sinh viên kiến tạo con đường nông nghiệp hạnh phúc

THÁI NGUYÊN Ngày 2/4, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã ký kết hợp tác toàn diện với Tập đoàn Tân Long với nhiều nội dung nội dung quan trọng, hỗ trợ sinh viên phát triển.

Đăng ký, kê khai, báo cáo EPR sẽ được thực hiện trực tuyến

Các doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức tổ chức tái chế hoặc đóng góp tài chính để hỗ trợ tái chế.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bí kíp 'chốt đơn' 20 lô đất/tháng của nhà môi giới tại Hải Phòng

Bí kíp 'chốt đơn' và cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản của anh Nguyễn Văn Sen khá tình cờ và thú vị trong 'một lần mua đất bị hớ'.

Bình luận mới nhất