Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đang đối mặt với với thách thức là biến đổi khí hậu.
Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long trước biến đổi khí hậu
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chiếm 12% diện tích, 19% dân số của cả nước, có mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc; có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo; là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam: đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của cả nước; 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay vùng ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi dịch bệnh, kinh tế suy thoái và đặc biệt là sự tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hướng đến sản xuất và phát triển kinh tế.
Ths NGUYỄN HỮU THIỆN – Chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long
“Đồng bằng có 3 nhóm cái thách thức : thứ nhất là biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thứ hai là những tác động từ phía thượng nguồn như biến đổi khí hậu, mưa gió, thủy điện là mất phù sa và ảnh hưởng dòng chảy. Nhóm thứu 3 là nội tại của đồng bằng nó gây ra 1 loạt các hệ lụy làm cạn kiệt tài nguyên sông biển. ”
Hiện nay tài nguyên đất, nước và môi trường ở ĐBSCL đang suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những thách thức về nước biển dâng, nhập mặn và chính sách, tập quán canh tác bất cập kéo dài bào mòn sức sống của ĐBSCL và kinh tế vùng đang bị tụt hậu so với cả nước, vì vậy cần có sự liên kết để vực dậy tiềm năng là điều cần thiết hiện nay. Để chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp cần có một cơ chế chính sách, có mô hình chuyển đổi phù hợp, quy hoạch nông nghiệp không phát triển một mình, mà là nền tảng cho công nghiệp chế biến đến xuất khẩu.
Ông PHẠM VĂN THIỀU - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu
“Tất cả vùng ĐBSCL mà liên kết vùng là rất có ý nghĩa hiện nay, mà hiện nay Chính phủ đang công bố quy hoạch vùng ĐBSCL có như thế thì các địa phương mới xác định thế mạnh của mình làm sao chúng ta liên kết thế mạnh là sao để liên kết chứ không riêng lẻ như thời gia qua”.
Ông LÊ MINH HOAN - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
“Quy hoạch nông nghiệp nó không phát triển một mình nó, nông nghiệp để cho công nghiệp chế biến phát triển thương mại dịch vụ phát triển và ngược lại ở chiều nào đó công nghiệp chế biến phát triển thì nó giúp giải quyết được đầu ra, tạo thành một chuổi giá trị bắt đầu nông nghiệp và bắt đầu kết thúc bằng dịch vụ”.
Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH. Nghị quyết được ban hành đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy của các cấp, các ngành trong xây dựng chính sách, xác định các chương trình chiến lược, các dự án cấp bách. Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo, tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách, nguồn lực, quy hoạch kết nối liên vùng,… Nhân dân đồng tình, ủng hộ và chủ động tham gia. Đảng bộ, chính quyền các tỉnh vùng ĐBSCL nỗ lực vươn lên vượt qua khó khăn thách thức, để Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long trước biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.