Tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương tích cực triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ, đập, nhằm giảm thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Đây là hồ thủy lợi Troóc Vực nằm trên địa bàn xã Liên Trạch (huyện Bố Trạch). Hồ được đầu tư xây dựng năm 1989, có dung tích 680.000m3, bảo đảm nước tưới cho 87 ha lúa 2 vụ và hỗ trợ cấp nước cho người dân từ nguồn nước hồi quy qua hệ thống giếng khơi của nhân dân trong khu vực. Hiện, nhiều hạng mục như thân đập, mái đập, hệ thống cống, tràn xả lũ, đường quản lý… của công trình đang xuống cấp nghiêm trọng, đối diện với nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân trong khu vực.
Phỏng vấn ông Mai Văn Thê, Trưởng thôn Phú Hữu , xã Liên Trạch, Quảng Trạch, Quảng Bình
Hồ Dạ Lam thuộc thôn Nam Thái, xã Thái Thủy (huyện Lệ Thủy) có dung tích 41.000 m3, phục vụ nước tưới sản xuất cho hơn 50 ha lúa, cây trồng trên địa bàn. Sau hơn 30 năm tích nước, phục vụ sản xuất, đến nay hồ đã xuống cấp nghiêm trọng. Hiện van cống không thể đóng mở, đập tràn đã bị hư hỏng không thể vận hành, đặc biệt hệ thống thân đập bị thấm, xói lở nhiều đoạn. Hiện hồ Dạ Lam đang đề nghị phải dừng tích nước.
Phỏng vấn ông Lê Thuận Văn, Chủ tịch UBND xã Thái Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình
Tỉnh Quảng Bình hiện có 153 hồ chứa, 193 đập dâng thủy lợi. Tuy nhiên, hiện có 38 hồ chứa xung yếu, hư hỏng nghiêm trọng cần phải được nâng cấp, sửa chữa. Trong đó, 1 hồ đề nghị không được tích nước, 13 hồ chứa hư hỏng đề nghị phải tích nước hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều hồ được ghi nhận thân đập bị thấm, biến dạng mái đập, xói lở thân tràn, hư hỏng thân cống.
Phỏng vấn ông Lê Xuân Tiến, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Bình
Hiện, toàn tỉnh Quảng Bình có nhiều công trình hồ, đập đang cần sửa chữa nâng cấp. Chi cuc Thủy lợi cũng đề xuất các bộ, ngành Trung ương quan tâm, bố trí nguồn kinh phí để nâng cấp, sửa chữa các công trình hồ, đập đã xuống cấp, hư hỏng nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng và an toàn hồ đập trước mỗi mùa mưa bão đến..