Ba Lan là cửa ngõ đưa nông sản Việt tới châu Âu. Ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong nuôi tôm. Mở rộng thị trường xuất khẩu xoài. Bộ NN-PTNT kiến nghị giải pháp cứu container điều xuất khẩu sang Ý.
BA LAN LÀ CỬA NGÕ ĐƯA NÔNG SẢN VIỆT TỚI CHÂU ÂU
Chiều nay (17/3), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã có cuộc hội đàm với Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Ba Lan Hen-ric Cô –oa –zic về việc thúc đẩy hợp tác song phương giữa 2 nước nói chung và ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng. Tại cuộc hội đàm, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ mong muốn Ba Lan đẩy mạnh chuyển giao công nghệ về bảo quản và chế biến hàng nông sản; thúc đẩy hợp tác trong kiểm dịch động thực vật; xúc tiến thương mại hàng nông lâm thủy sản và đầu tư trong nông nghiệp; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực. Đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng Lê Minh Hoan, ông Hen-ric Cô –oa –zic mong muốn 2 nước tăng cường hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực nông nghiệp. Bởi, Ba Lan luôn coi Việt Nam là đối tác ưu tiên trong chính sách tăng cường và mở rộng quan hệ với các nước khu vực châu Á. Ngoài ra, Ba Lan cũng là cửa ngõ đưa nông sản Việt tới các nước châu Âu. Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản, thực phẩm của Việt Nam và Ba Lan đạt hơn 173 triệu USD và luôn giữ mức tăng trưởng ổn định. BỘ
Cùng với đó, Bộ NN&PTNT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và Hiệp hội Điều Việt Nam theo dõi sát vụ việc, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ, tránh thiệt hại cho các doanh nghiệp.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NUÔI TÔM
Hôm nay (17/3), Trung tâm Khuyến nông TP.Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh”. Đa số các đại biểu cho rằng, khi các vùng nuôi tôm cùng chuyển đổi số, tạo ra các giá trị hiệu quả cho nông dân thì sẽ chuyển đổi được phương thức sản xuất, phương thức quản lý và tạo điều kiện để ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Bên cạnh đó sẽ lan tỏa các mô hình, công nghệ và cách tiếp cận mới, giúp nông dân ở phía Nam có thể ứng dụng những mô hình mới nhất và tạo ra các giá trị gia tăng lớn nhất. Hiện, chuyển đối số trong lĩnh vực thuỷ sản đang diễn ra mạnh mẽ như sử dụng thiết bị dò cá sử dụng sóng siêu âm, máy đo dòng chảy. Công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng được sử dụng trong nuôi tôm nhằm phân tích các dữ liệu về chất lượng nước; quản lý thức ăn và sức khỏe tôm nuôi. Ngoài ra, công nghệ tự động hóa đã được áp dụng khá rộng rãi trong khâu chế biến thủy sản, từ phân loại, hấp, đóng gói, dây chuyền sản xuất… giúp giảm chi phí sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU XOÀI
Hiện, xoài tươi Việt Nam đang xuất sang 22 nước chủ yếu là thị trường Trung Quốc, sản phẩm từ xoài xuất sang 53 nước. Năm 2021, gần 600.000 tấn xoài xuất sang các nước, tăng 42% so với năm trước. Trong đó, sản lượng xuất khẩu sang Nhật Bản tăng gấp 3 lần, Hàn Quốc tăng 1,5 lần so với năm 2020 mở ra nhiều triển vọng song cũng đòi hỏi nhà vườn phải liên tục nâng cao chất lượng. Việc đẩy mạnh xuất khẩu ở các thị trường khó tính còn thúc đẩy quảng bá nông sản Việt, mở rộng thêm cơ hội xuất khẩu cho xoài. Hiện cả nước có 845 mã số vùng trồng xoài với diện tích khoảng 42.000 ha chiếm 31%. Riêng xoài cát chu xuất sang Nhật có 16 mã số vùng trồng được cấp, chủ yếu tại Đồng Tháp.
NN&PTNT KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CỨU CONTAINER ĐIỀU XUẤT KHẨU SANG Ý
Đối với vụ việc hàng chục container hạt điều xuất khẩu sang Ý bị mất kiểm soát. Bộ NN&PTNT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao: Bộ Giao thông và Vận tải làm việc với các hãng tàu vận tải 36 container hàng đang thất lạc hồ sơ gốc để phối hợp giữ hàng, tạo điều kiện cho bên luật sư xử lý dứt điểm vụ việc, để doanh nghiệp được lấy lại hàng và tái xuất sang thị trường khác; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm việc với các ngân hàng thương mại rà soát lại quá trình thực hiện giao dịch với ngân hàng của bên mua hàng để xác định nguyên nhân và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xử lý hồ sơ của những lô hàng đang thất lạc hồ sơ gốc. Bộ NN&PNNT cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an tìm hiểu vụ việc, nếu phát hiện có yếu tố phạm pháp là các tổ chức, cá nhân trong nước thì xử lý theo quy định pháp luật Việt Nam; là các tổ chức, cá nhân nước ngoài, làm việc với Interpol để xử lý theo quy định quốc tế.