Để bảo vệ đàn vật nuôi dịp cuối năm, các địa phương không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Bảo vệ đàn vật nuôi trước nguy cơ dịch bệnh dịp cuối năm
Thời gian qua, ngành chăn nuôi trong nước gặp vô vàn khó khăn do dịch bệnh, gia súc, gia cầm rớt giá, tình trạng nhập lậu tại một số tỉnh biên giới diễn biến phức tạp.
Với tổng đàn lợn 28,6 triệu con. Đàn bò thịt khoảng 6,5 triệu con, đàn bò sữa khoảng 400.000 con, đàn gia cầm khoảng 550 triệu con. Ngành chăn nuôi của nước ta có quy mô rất lớn, đóng góp 26% giá trị toàn ngành nông nghiệp và trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng từ 4,5 đến xấp xỉ 6%, tạo sinh kế cho gần 10 triệu hộ gia đình, qua đó đảm bảo an ninh dinh dưỡng quốc gia.
Phỏng vấn.
Ông PHÙNG ĐỨC TIẾN
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Như chúng ta đã biết rồi ngành chăn nuôi đóng góp 26.7% trong tổng giá trị toàn ngành, và tong 10 năm qua tốc độ tăng trưởng từ 4.6 lên xấp xỉ 6% như năm 2022 là tăng trưởng 5.93% thế và là một trong những cái trụ cột rất quan trọng để thực hiện nghị quyết Trung ương các thời kỳ.
Hiện nay chúng ta đã có các sản phẩm chăn nuôi được xuất khẩu đi các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông…Việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh là lộ trình đã được đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, thời gian qua các hộ chăn nuôi trong nước cũng gặp vô vàn khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng, gia súc, gia cầm rớt giá, tình trạng nhập lậu lơn hơi tại một số tỉnh biên giới Nam Trung Bộ và một số địa phương chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Phỏng vấn.
Ông PHÙNG ĐỨC TIẾN
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bằng các bệnh như lở mồm long móng, tai xanh, viêm tai nổi cục, đều lây qua đường biên giới, và nếu như chúng ta không khống chế được tình trạng buôn lậu thì sẽ gâp áp lực rất lớn đến ngành chăn nuôi Việt Nam. Đó là nông dân phải sử dụng con giống dởm con giống gải, doanh nghiệp mất đi sự cạnh tranh, nguy hiểm nhất là cái lây truyền dịch bệnh.
Hiện đang là thời điểm tái đàn tăng đàn để chuẩn bị nguồn cung thịt lợn cho thị trường dịp Tết. Tuy nhiên theo cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cả nước đã xảy ra 481 ổ dịch tả lợn Châu Phi, tại 44 tỉnh thành phố, hơn 18.100 con lợn buộc phải tiêu hủy tại các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Đắk Lắk, Sơn La, Nghệ An, Tiền Giang, Khánh Hòa, mầm dịch vẫn diễn biến phức tạp.
Phỏng vấn.
Ông NGUYỄN VĂN LONG
Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thứ nhất là trong nước này mật độ chăn nuôi gia tăng, thứ hai nguy cơ vận chuyển lậu từ nước ngoài gia tăng, thứ ba đấy là vận chuyển trong nước để giết mổ gia súc, gia cầm vào các tháng cuối năm cũng gia tăng rất là nhiều, cộng với thời tiết cái nguy cơ dịch bệnh hiện hữu sẽ xảy ra trong thời gian tới là rất rõ ràng.
Ví dụ như thời gian vừa qua thấy rõ ràng sự gia tăng bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã và đang xảy ra có chiều hướng gia tăng ở nhiều địa phương. Do nhiều các nguy cơ bên cạnh đó việc tổ chức triển khai cái phương pháp phòng bệnh vẫn gặp nhiều khó khăn ở một số địa phương.
Để ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi bùng phát, bảo vệ đàn vật nuôi, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các bộ ngành đơn vị liên quan tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch không để phát sinh ổ dịch mới, tổ chức xử lý tiêu hủy con vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết, vận động triển khai các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh.
Phỏng vấn.
Ông NGUYỄN XUÂN DƯƠNG
Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam
Trong nội dung công văn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thì đó là biện pháp tổng hợp, để mà phòng chống dịch bệnh trong đó đặc biệt là vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi an toàn sinh học là biện pháp tổng hợp của tất cả các biện pháp kiểm soát từ vấn đề dinh dưỡng, kiểm soát từ vấn đề chăn nuôi, chuồng trại chăn nuôi kiểm soát toàn quy trình, trong quá trình phòng chống dịch bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi được sinh trưởng và phát triển trong môi trường không có mầm bệnh. Cái thứ hai nữa tôi cho rằng rất là quan trọng đối với chúng ta bây giờ đó là chúng ta phải quyết liệt hơn chúng ta phải thực hiện nghiêm túc cái quy trình hướng dẫn của nhà nước tuyệt đối không cho những con vật bị mắc bệnh ra bên ngoài đó là những con lợn đang đến tuổi giết thịt.
Hiện nay Việt Nam đã có vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp phép, tiêm chủng trên diện rộng, vacxin được bảo đảm chất lượng và được giám sát chặt chẽ. Đây là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng chống nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan.
Phỏng vấn.
Ông NGUYỄN XUÂN DƯƠNG
Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam
Cái quá trình tổ chức nghiên cứu và đánh giá cho vào sử dụng rất là nhiều thời gian và cho vào từ 24 tháng 7 năm 2023 mới được có 2 tháng đến nay. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới cho phép bán và sử dụng trên toàn quốc, thế thì khi mà cho phép như vậy một là với các địa phương người ta muốn đưa vào kế hoạch sử dụng vacxin, người ta cần phải xây dựng kế hoạch cấp các cấp có thẩm quyền và phải cấp phải chuyển cấp những nguồn kinh phí. Cái thứ hai với các doanh nghiệp và người dân người ta cũng cần phải lên kế hoạch để khi nào lứa tuổi nào đặc biệt đây là vacxin mới tiêm cho lợn thịt, cho nên là cái phạm vi và đối tượng sử dụng nó chưa bao trùm hết toàn bộ.
Ngoài ra theo các chuyên gia, để phòng chống hiệu quả dịch bệnh, giảm thiệt hại về kinh tế, đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán năm 2024, giải pháp trọng tâm nhất là các địa phương không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch, phải chủ động ngăn chặn từ sớm góp phần thúc đẩy nằm chăn nuôi trong nước phát triển.