Hiện nay đang ở cao điểm mùa khô, thời tiết nắng nóng gay gắt đã làm mực nước dưới chân rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang xuống thấp và đang dần khô cạn, thực bì, dây leo đã có hiện tượng chết khô. Hiện tại cán bộ, nhân viên Khu bảo tồn đang ngày đêm canh, trực không để tình trạng cháy rừng xảy ra.
Ông TRẦN VĂN TIẾN - Phó đội trưởng đội bảo vệ chuyên trách, Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang:( Trách nhiệm mình ở đây, coi như là mình biết khô rồi, rừng là nhất trên bờ thôi mình đã có công tác chuẩn bị từ hồi Tết, chế độ trực là đêm có ngày có coi như mỗi ngày)
Ông TĂNG VĂN LỢI - Xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang: (Lúc cao điểm mình phải trực 24/24, ban ngày 8 giờ sáng mình trực tới 5 giờ chiều, ban đêm mình trực 5 giờ chiều tới 9 giờ tối, trực xuyên suốt như vậy).
Để chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ngay đầu mùa khô lực lượng đẩy mạnh công tác tuần tra bảo vệ, kết hợp với thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ tài nguyên rừng. Đặc biệt với 5 camera được lấp đặt giám sát toàn khu rừng, việc phòng chống cháy rừng đã phát huy hiệu quả.
Ông LƯ XUÂN HỘI - Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang: ( Hiện nay mình có 4 tháp canh vậy trước đây mất 8 người để canh, bây giờ chỉ cần 2 người ngồi đây thay phiên, với 5 camera nầy chỉ cần có khói bốc lên là hay liền)
Không chỉ được mệnh danh là “lá phổi xanh” của đồng bằng Sông Cửu Long, đây còn là nơi bảo tồn đa dạng sinh học độc đáo nhất cả nước hiện nay. Trước tình hình nắng nóng gay gắt, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, việc triển khai nhiều giải pháp để giữ an toàn cho rừng là rất cần thiết và chủ động để kịp thời xử lí những tình huống khó lường như hiện nay