| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

Thứ Ba 02/01/2024 , 11:05 (GMT+7)

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng đã được tỉnh Hậu Giang xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, trong đó có khai thác phát triển du lịch sinh thái.

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng có tính đa dạng sinh học rất cao. Ảnh: Trung Chánh.

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng có tính đa dạng sinh học rất cao. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lư Xuân Hội, Giám đốc Khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (tỉnh Hậu Giang) cho biết, năm 2023 đơn vị đã tổ chức thực hiện nhiệm vụ được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao, đồng thời tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp về bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) và bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn.

Kết quả, đã tổ chức tuyên truyền công tác PCCCR 12 cuộc với hàng ngàn lượt người tham dự, thực tập thao tác vận hành máy chữa cháy 6 cuộc, bảo quản tốt phương tiện, dụng cụ PCCCR. Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2023-2025 sát thực tế và triển khai thực hiện hiệu quả. Kết quả, mùa khô năm 2023 đơn vị thực hiện tốt phương án PCCCR, không xảy ra cháy rừng.

Thực hiện tuần tra, bảo vệ tài nguyên rừng với 392 cuộc, kết quả đã phát hiện hàng chục vụ vi phạm về săn bắt động vật hoang dã, đánh bắt thủy sản, ngăn chặn 4 trường hợp có dấu hiệu lấn chiếm đất rừng.

Thực hiện phương án khai thác mật ong giai đoạn 2023-2025, có 60 hộ gia đình và cá nhân tham gia, trong năm sản phẩm giao nộp 668 lít mật. Tiếp nhận thông tin từ những người khai thác mật ong cung cấp hơn 15 lượt thông tin quan trọng về công tác bảo vệ, PCCCR, ngăn chặn kịp thời một số đối tượng vào rừng trái phép.

Công tác phát triển rừng, năm 2023 đã thực hiện việc kê liếp, cải tạo lung, đất trống để trồng rừng và đã trồng hơn 30 ha tràm. Ngoài ra, còn trồng một số loài cây bản địa và chăm sóc rừng trồng những năm trước. Thường xuyên đo, theo dõi mực nước diễn biến tại các khoảnh rừng trong KBT để đưa ra dự báo cấp độ cấp cháy rừng. Trong năm đã khảo sát được 189 loài cây dược liệu, giám sát và ghi nhận 6 loài ngoại lai xâm hại và 5 loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại tại KBT. Thực hiện quản lý diện tích đất rừng đặc dụng hơn 2.805 ha, trong đó diện tích có trồng rừng là 1.473,8 ha theo đúng quy định.

KBT Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng được mệnh danh là 'lá phổi xanh' của ĐBSCL, cần được bảo vệ và có giải pháp khai thác bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

KBT Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng được mệnh danh là "lá phổi xanh" của ĐBSCL, cần được bảo vệ và có giải pháp khai thác bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Theo ông Lư Xuân Hội, năm 2024 là năm ứng phó với biến đổi khí hậu rất lớn, dự báo hiện tượng El Nino xuất hiện từ năm 2023 đến đầu tháng 5/2024, từ đó tình hình nắng nóng kéo dài, mực nước sẽ rút cạn khô nhanh. Đây là những yếu tố bất lợi, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng, PCCCR. Do đó, KBT Lung Ngọc Hoàng đã xây dựng phương án và áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng, chống để hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra cháy rừng.

Tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý tốt rừng đặc dụng theo chức năng đã được quy định. Đẩy mạnh công tác tuần tra bảo vệ, kết hợp với thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ tài nguyên rừng,  không để xảy ra cháy rừng và hạn chế thấp nhất tình trạng mất trộm cây rừng. Tăng cường chăm sóc rừng mới trồng, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi cây trồng của các hộ dân.

Lập thủ tục các bước tiếp theo của đề án phát triển du lịch sinh thái tại KBT giai đoạn năm 2021-2025 theo Nghị quyết của Tỉnh ủy. Tham mưu UBND tỉnh thực hiện hoàn chỉnh việc rà soát, điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững KBT Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng giai đoạn 2021-2030 và triển khai thực hiện. 

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Xây dựng vườn ươm cải tiến sản xuất giống cây lâm nghiệp

QUẢNG TRỊ Các vườn ươm cải tiến cung cấp 1,8 triệu cây giống lâm nghiệp chất lượng cao cho trồng rừng bền vững gắn với thực hiện chứng chỉ rừng vùng nguyên liệu.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.