Nhiều năm nay, phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức thực hiện việc bắt chó thả rông, giảm mối nguy cơ bệnh dại ở cộng đồng, hạn chế cho cắn người đi đường, gây tai nạn giao thông.
Bắt chó thả rông - biện pháp giúp giảm bệnh dại do chó cắn
Nhiều năm nay, Phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức đang thực hiện hiệu quả việc bắt chó thả rông, giảm mối nguy cơ bệnh dại ở cộng đồng. Không những thế, mô hình này còn hạn chế được việc chó thả rông rượt đuổi, cắn người đi đường, gây tai nạn giao thông.
Đây là công việc mỗi tuần của đội chuyên bắt chó thả rông Phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức. Đều đặn 2 buổi mỗi tuần, đội gồm các thành viên là cán bộ, công chức của UBND phường và thành viên trong ban điều hành khu phố, tổ dân phố tuần tra… nhằm bắt chó thả rông trên địa bàn.
Theo số liệu của Cục Thú y, tình trạng chó thả rông ở nước ta rất phố biến, vào khoảng 50% tổng đàn. Tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng dại cho đàn chó thấp, đạt chưa tới 50%, khiến khoảng hơn 500.000 người bị phơi nhiễm bệnh dại do chó cắn. Riêng năm 2022, 76 trường hợp tử vong vì bệnh dại.
Sau thời gian đi vào hoạt động đến nay, đội bắt chó thả rông của phường Hiệp Bình Chánh đã dần thuyết phục được người dân trên địa bàn, giảm thiểu tình trạng chó thả rông không rọ mõm, góp phần làm sạch môi trường, hơn hết là phòng bệnh dại cho cộng đồng. Tới nay, nhiều người dân đã đồng tình ủng hộ.
Ông Giảng Phan Hồng Phúc, Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức
Chó thả rông sau khi bắt sẽ được tạm giữ ở điểm cách xa khu vực dân cư để không ảnh hưởng đến môi trường. Chủ vật nuôi muốn nhận lại phải nộp phạt vi phạm hành chính khoảng 1-2 triệu đồng. Sau 48h, nếu chó không có người đến nhận sẽ giao cho trường trung cấp nông nghiệp, đơn vị thú y để nghiên cứu khoa học và xử lý theo quy định.
Tại TPHCM hiện nay, tình trạng chó thả rông đang gây bức xúc, cần có những biện pháp xử lý nghiêm. Mô hình cần được nhân rộng nhiều hơn tại TP.HCM sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, tạo sự an toàn, văn minh cho thành phố.