Xuất phát từ thực tiễn 80% chất thải chăn nuôi bị lãng phí và gây ô nhiễm, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã triển khai mô hình xử lý phân gà bằng chế phẩm sinh học biến thành phân hữu cơ ủ vi sinh đưa trở lại đồng ruộng phục vụ cho trồng trọt.
Xuất phát từ thực tiễn 80% chất thải chăn nuôi bị lãng phí và gây ô nhiễm, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã triển khai mô hình xử lý phân gà bằng chế phẩm sinh học biến thành phân hữu cơ ủ vi sinh đưa trở lại đồng ruộng phục vụ cho trồng trọt.
Kính thưa quý vị và bà con.
Những năm gần đây, ngành Chăn nuôi Việt Nam với tốc độ phát triển 5 đến 7%/năm đã góp phần quan trọng, duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp nói riêng và cả nước nói chung.
Tăng trưởng nhanh là thế, nhưng vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mực, nhiều cơ sở vẫn thực hiện đối phó, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đời sống người dân.
Sau đây, xin mời bà con cùng theo dõi phóng sự Biến chất thải chăn nuôi thành nguồn hữu cơ chất lượng cao cho trồng trọt do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.
Xuất phát từ thực tiễn 80% chất thải chăn nuôi bị lãng phí và phần lớn thải ra môi trường gây ô nhiễm, Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ thuộc Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam phối hợp Hiệp Hội Gia Cầm và Trang Trại Nông Nghiệp tỉnh Thái Bình đã triển khai mô hình Xử lý phân gà bằng chế phẩm sinh học tại Trang trại gà đẻ của công ty sản xuất thương mại An Thái Dương tại Thôn Tam Đồng, xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình do Anh Đặng Tuấn Hưng làm chủ.
Với quy mô gần 50.000 con gà đẻ và gà thịt, lượng chất thải trong hoạt động chăn nuôi của trang trại này là rất lớn, Anh Đặng Tuấn Hưng đã từng rất khó khăn trong việc tìm hướng giải quyết lượng phân gà lên tới 4 -5 tấn mỗi ngày.
Tuy nhiên, từ khi sử dụng chế phẩm sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam để xử lý phân gà, trang trại của anh Hưng không chỉ giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn tạo ra nguồn thu ổn định nhờ việc bán phân gà ủ vi sinh cho các HTX rau an toàn, hoa tươi với giá từ 20.000 - 23.000 đồng/kg.
Phỏng vấn Anh ĐẶNG TUẤN HƯNG “Hiện tại doanh nghiệp cũng có thêm thu nhập khi đầu tư xử lý nguồn phân của con gà, không lãnh phí phân gà,….”
Biến chất thải chăn nuôi thành phân hữu cơ chất lượng cao cho rau VietGAP
Xuất phát từ thực tiễn 80% chất thải chăn nuôi bị lãng phí và phần lớn thải ra môi trường gây ô nhiễm, Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ thuộc Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam phối hợp Hiệp Hội Gia Cầm và Trang Trại Nông Nghiệp tỉnh Thái Bình đã triển khai mô hình Xử lý phân gà bằng chế phẩm sinh học tại Trang trại gà đẻ của công ty sản xuất thương mại An Thái Dương tại Thôn Tam Đồng, xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình do Anh Đặng Tuấn Hưng làm chủ.
Với quy mô gần 50.000 con gà đẻ và gà thịt, lượng chất thải trong hoạt động chăn nuôi của trang trại này là rất lớn, Anh Đặng Tuấn Hưng đã từng rất khó khăn trong việc tìm hướng giải quyết lượng phân gà lên tới 4 -5 tấn mỗi ngày.
Tuy nhiên, từ khi sử dụng chế phẩm sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam để xử lý phân gà, trang trại của anh Hưng không chỉ giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn tạo ra nguồn thu ổn định nhờ việc bán phân gà ủ vi sinh cho các HTX rau an toàn, hoa tươi với giá từ 20.000 - 23.000 đồng/kg.
Phỏng vấn Anh ĐẶNG TUẤN HƯNG
“Hiện tại doanh nghiệp cũng có thêm thu nhập khi đầu tư xử lý nguồn phân của con gà, không lãnh phí phân gà,….”
Để tạo ra phân gà ủ vi sinh, trang trại của a Hưng sử dụng lớp đệm lót sinh học trên bề mặt chuồng trại bao gồm các nguyên liệu trơ, không bị nhũn nước như trấu, cám gạo,…kết hợp cùng với một hệ vi sinh vật có lợi của Học viện Nông nghiệp Việt Nam như Emuniv.
Khi các chất thải như phân, nước tiểu của gà hoặc thức ăn thừa rơi vãi trên nền chuồng sẽ được tập đoàn vi sinh này xử lý trước khi chúng kịp phân hủy thành các chất gây mùi hôi thối, hạn chế các mầm bệnh nguy hiểm.
Đối với mô hình gà thịt, khả năng tiêu hóa hấp thụ thức ăn của gà được cải thiện tốt hơn mà không cần trộn các chất kích thích do gà đã được ăn một số vi sinh vật có lợi sẵn trong lớp đệm sinh học này. Mặt khác, quá trình đào xới lớp đệm lót còn giúp gà được vận động nhiều, không bị stress từ môi trường so với nuôi trên nền bê tông cứng.
Phỏng vấn Anh Đặng Tuấn Hưng
“Trước kia chưa áp dụng vi sinh, chúng tôi phải thu phân thủ công, 2 ngày phải thu phân 1 lần, phát sinh chi phí cao….
Từ khi dùng chế phẩm sinh học, tiết kiệm được nhiều công thu dọn, cả lứa chỉ phải thu 1 lần…”
Đây là cánh đồng rau của HTX nông nghiệp xanh Trung An tại xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Hiện nay, HTX đang canh tác 10ha rau hữu cơ sử dụng phân ủ vi sinh từ trang trại gà của công ty An Thái Dương.
Theo các bà con xã viên, tuy chi phí sản xuất rau hữu cơ bằng phân gà ủ vi sinh cao hơn 1,5 lần so với canh tác truyền trống nhưng chi phí chăm sóc, chất lượng rau cải thiện hơn đáng kể và nhận được sự đón nhận lớn từ người tiêu dùng.
Phỏng vấn
Một ưu điểm khác của phân gà ủ vi sinh đối với cây trồng ngắn ngày, nhất là đối với rau hữu cơ là dinh dưỡng của phân được cung cấp trực tiếp cho cây trồng. Bón phân hôm nay, qua ngày hôm sau là cây trồng hấp thụ được dinh dưỡng của phân ngay.
Thời gian tới, HTX nông nghiệp xanh Trung An định hướng xây dựng, phát triển thương hiệu rau hữu cơ cho toàn bộ diện tích chuyên canh rau. Từ đó, góp phần ổn định thu nhập cho bà con cũng như cải thiện chất lượng, an toàn thực phẩm các sản phẩm, nâng cao sức khỏe cho người tiêu dùng.