Ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, lượng dầu ăn thừa ở các nhà hàng lẩu cay được tận dụng để tái chế thành nhiên liệu máy bay.
Biến dầu ăn thừa trở thành nhiên liệu máy bay
-Trung Quốc từ lâu đã là nước tiêu thụdầu ănnhiều nhất thế giới - hơn 41 triệu tấn/năm.
- TP Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, lượng dầu mỡ đã qua sử dụng của món lẩu là khoảng 12.000 tấn mỗi tháng.
- Hầu hết thực khách không biết lượng dầu mỡ sót lại có thể được "tái sinh"
- trở thành nhiên liệu máy bay. Đây đã là hướng đi từ năm 2016 của công ty Bảo vệ môi trường Kim Thượng Tứ Xuyên.- Hằng đêm, nhân viên của công ty đi thu gom dầu ăn bẩn ở Thành Đô, chủ yếu từ hàng trăm nhà hàng lẩu cũng như các chuỗi cửa hàng khắp Thành Đô. - Dầu này sau khi được tách bỏ nước và thức ăn thừa bằng bộ lọc đặc biệt sẽ được đưa đến nhà máy của Kim Thượng ở một khu công nghiệp thuộc ngoại ô thành phố. - Tại Kim Thượng, dầu tiếp tục được tinh chế cho đến khi ra thành phẩm là loại dầu cấp độ công nghiệp trong và có màu vàng nhạt. - Thành phẩm này sau đó được đưa lên tàu vận chuyển dọc theo sông Dương Tử đến cảng biển ở Thượng Hải. Từ đây, chúng được xuất khẩu tới châu Âu, Mỹ và Singapore để tinh chế tiếp thành "nhiên liệu hàng không bền vững" (SAF).- Đến nay, Kim Thượng sản xuất tối đa 150.000 tấn dầu cấp độ công nghiệp mỗi năm.- Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) ước tính, sử dụng rộng rãi SAF có thể đóng góp khoảng 65% vào việc giảm lượng khí thải để giúp ngành hàng không đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.