Các vườn quốc gia đang gặp khó khăn trong tự chủ tài chính, tuy nhiên vẫn cần sự cân đối trong phát triển kinh tế với công tác bảo tồn hệ sinh thái rừng.
Theo đại diện Vườn quốc gia Cúc Phương, sau 5 năm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 141 về cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, nguồn thu chủ yếu của Vườn là phí tham quan và kinh doanh dịch vụ du lịch. Trong đó, chi phí để phục vụ cho hoạt động thu, nộp thuế và ngân sách chiếm 63% trên tổng thu và số còn lại dùng bổ sung ngân sách chi hoạt động thường xuyên.
Ông NGUYỄN VĂN CHÍNH Giám đốc Vườn Quốc gia Cúc Phương
Thực hiện phương án tự chủ tài chính, Cúc Phương là đơn vị nếu lấy thu bù chi thì hiệu quả không cao. Vì vậy rào cản lớn nhất của chúng tôi là tự chủ tài chính trên cơ sở đặt hàng của nhà nước và cung cấp các dịch vụ công là hướng đi phát triển bền vững của Cúc Phương.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, cần có những chính sách và phương án phù hợp để cân bằng hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn hệ sinh thái rừng tại các vườn quốc gia. Từ đó phát huy được tiềm năng vốn có mà tự nhiên đã ban tặng.
Ông NICHOLAS.J.COX Giám đốc Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học do USAID tài trợ
(Đã đọc dịch)
Tại VN du lịch không phải lựa chọn duy nhất để phát triển kinh tế cho các VQG và không phải VQG nào cũng phù hợp để phát triển du lịch. Điều quan trọng là các VQG phải cân bằng hài hoà các yếu tố giữa đóng góp vào sự phát triển kinh tế và chức năng chính là bảo tồn giá trị vô giá của thiên nhiên và bảo vệ động vật hoang dã. Giá trị của các khu VQG là vô cùng to lớn và đa dạng.Ví dụ ở VQG Cúc Phương, giá trị của VQG không chỉ nằm ở việc vườn có thể tạo ra nguồn thu như thế nào mà còn ở vai trò giữ cho bầu không khí trong lành hay bảo vệ các loài động vật hoang dã, mang lại cơ hội khám phá những loài dược liệu quý hiếm, điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Ông TRẦN QUANG BẢO Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp
Đề xuất các chính sách để phát huy tiềm năng về cảnh quan, tự nhiên thiên nhiên nhằm phát triển du lịch sinh thái, qua đó tăng nguồn thu cho vườn quốc gia và tái đầu tư cho công tác bảo tồn và đồng thời tạo điều kiện cho các thế hệ thưởng ngoạn được vẻ đẹp, qua đó giáo dục sự yêu thiên nhiên và sẽ đóng góp cho công tác bảo tồn của việt nam.
Hiện, cả nước có 167 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích trên 2,3 triệu ha, trong đó Tổng cục Lâm nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp giao trực tiếp quản lý 6 Vườn quốc gia. Đó là nơi có nhiều hệ sinh thái rừng quan trọng, lưu giữ, bảo tồn nguồn gen đa dạng sinh học phong phú, quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam. Đồng thời, đóng góp quan trọng trong bảo vệ tính nguyên vẹn của hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học. Và góp phần cải thiện đời sống nhân dân vùng đệm, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng./.