'Cò' đang gây hỗn loạn thị trường lúa gạo. TP. HCM đốc thúc ‘hồi sinh’ rạch Xuyên Tâm với hơn 9.300 tỉ đồng. Hơn 800 sản phẩm trưng bày tại phiên chợ kết nối nông sản vùng cao. Giá heo hơi có thể đạt khoảng 65.000 đồng/kg dịp cuối năm.
Thương lái đặt cọc thu mua từ lúc lúa non
Hơn nửa tháng nay, nhiều ruộng lúa gieo sạ vụ thu đông 2023 mới được 1 tháng đã có thương lái đến đặt cọc mua với mức giá 6.800 - 8.500 đồng/kg (tùy từng giống lúa sốt giá khác nhau), mức giá này cao hơn 1.000 – 2.000 đồng/kg so với cùng vụ năm 2022.
Nhiều doanh nghiệp thu mualúa gạo cho rằng, thương lái và "cò" đang gây hỗn loạn thị trường lúa gạo, người dân cần xem xét kỹ trong việc bán lúa non với giá cao.
Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế vùng ĐBSCL đánh giá, tình trạng giành giật mua "lúa non" là do đa số doanh nghiệp xuất khẩu không xây dựng được vùng nguyên liệu nên phụ thuộc thương lái, môi giới trung gian để mua lúa của người dân. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp chế biến lúa gạo tại ĐBSCL đã ký hợp đồng xuất khẩu trước đó, buộc phải mua đủ để giao cho đối tác nước ngoài nên tranh thủ đặt cọc mua lúa non sớm, sẵn sàng trả giá cao để có đủ số lượng cung ứng xuất khẩu.
TP. HCM đốc thúc ‘hồi sinh’ rạch Xuyên Tâm với hơn 9.300 tỉ đồng
(Lê Bình - sản xuất)
Nhiều năm qua, rạch Xuyên Tâm là một trong những con rạch bị ô nhiễm nặng nề nhất TP.HCM. HĐND TP.HCM đã thông qua nghị quyết đầu tư, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm với tổng mức đầu tư 9.700 tỷ đồng. Theo ông Võ Kim Cương - nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM, việc cải tạo rạch Xuyên Tâm không chỉ giúp chỉnh trang đô thị TP, tiêu thoát nước tốt cho mùa mưa và còn là hồ giữ nước tự nhiên cho TP trước biến đổi khí hậu. Mới đây, UBND TPHCM yêu cầu Sở Xây dựng theo dõi, đôn đốc chủ đầu tư hoàn thành các thủ tục, hồ sơ theo quy định; tổ chức thẩm định, trình phê duyệt dự án đầu tư nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm trước ngày 10/9.
Hơn 800 sản phẩm trưng bày tại phiên chợ kết nối nông sản vùng cao
Lê Khánh sx
Phiên chợ Thanh niên tháng 8 - kết nối nông sản vùng cao, do Tỉnh đoàn Quảng Ngãi phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh tổ chức ngày 20/8. Phiên chợ lần này trưng bày hơn 400 sản phẩm đặc trưng của thanh niên khởi nghiệp đến từ 5 huyện miền núi là Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng, Ba Tơ, Minh Long như: măng rừng muối chua, mật ong rừng, rau rừng, rượu sim, gà đen, heo ky, heo kiềng sắt, cá niên… Ngoài ra, còn có hơn 400 sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm đặc trưng của thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như Đông trùng hạ thảo tươi, Đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa, gạo lứt các loại, trà gạo lứt, cám gạo, nước mắm nhĩ, sản phẩm tinh dầu thiên nhiên…
Giá heo hơi có thể đạt khoảng 65.000 đồng/kg dịp cuối năm
Minh Phúc khai thác
Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg trong tuần qua, dao động trong khoảng 59.000 - 61.000 đồng/kg. Theo ông Nguyễn Văn Trọng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - giá heo hơi sẽ chững lại ở thời điểm tháng 7 âm lịch. Nhưng có thể, nhu cầu sẽ tăng lên một chút khi các trường khai giảng năm học mới, nhu cầu của bếp ăn tập thể có phần tăng lên. Nhiều chuyên gia nông nghiệp nhận định, giá heo hơi có thể sẽ phục hồi từ nay đến cuối năm. Theo chu kỳ, giá heo hơi thường tăng cao trong quý III và IV hằng năm. Dự báo từ nay tới cuối năm, giá heo hơi có thể sẽ khởi sắc hơn dao động ở khoảng 65.000 đồng/kg