Được ví như 'kế sách giữ cho nồi cơm luôn đầy', phong trào thi đua giúp nhau cùng làm thợ giỏi là sáng kiến độc đáo, sát thực tiễn, giúp cho 2.500 lao động của Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông luôn chung mục tiêu duy trì vị thế lá cờ đầu của Tập đoàn Cao su Việt Nam trên vùng đất Tây Nguyên.
Sáng kiến giúp nhau làm công nhân giỏi đang được đẩy mạnh tại cao su Chư Prông, Tập đoàn cao su Việt Nam. Một trong những kế sách giữ cho nồi cơm đồng bào luôn đầy đó là phong trào giúp nhau về kỹ thuật, người thợ giỏi, khá được giao kèm cặp, chỉ dẫn, dạy những người yếu hơn trong việc cạo mủ, chăm sóc cây. Các tổ đội sản xuất sẽ giao mỗi công nhân khá giỏi kèm cặp 2 – 3 công nhân yếu để giúp nhau cùng nâng cao tay nghề, cùng trở thành thợ khá, giỏi.
Chị NGUYỄN THỊ KIM TUYẾT
Nông trường cao su Thống nhất – Công ty TNHH MTV cao su Chư Prông
Tôi vào làm từ năm 2017, lúc mới vào làm tôi vẫn còn bỡ ngỡ được các chị em trong tổ đội chỉ bảo tận tình, nên là tay nghề của tôi một ngày được tiến lên
Chị TRƯƠNG THỊ NGA
Nông trường cao su Thống nhất – Công ty TNHH MTV cao su Chư Prông
Chúng tôi đã cùng nhau cố gắng, dựa theo kinh nghiệm của tôi 14 năm công tác, tôi đã giúp anh em nâng cao tay nghề để cùng nhau thi đua đạt tay nghề thợ giỏi cũng như tập thể giỏi để nâng cao sản lượng.
Cao su Chư Prông là đơn vị đầu tiên ở Tây Nguyên của tập đoàn cao su sản xuất loại mủ Latex, vì vậy yêu cầu về chất lượng mủ, Chất lượng vườn cây cũng như mủ phải được trút hàng ngày đúng kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh để có thể tạo ra được loại mủ làm nguyên liệu cho việc sản xuất những sản phẩm cao su cao cấp, phục vụ trong ngành y tế, chế biến thực phẩm, mỹ phẩm. Nên phong trào giúp nhau và hướng dẫn kỹ thuật khai thác mủ đúng quy trình càng phải chú trọng.
Chị MAI THỊ PHƯƠNG
Nông trường cao su Đoàn kết – Công ty TNHH MTV cao su Chư Prông
Công nhân trong đơn vị đã được các lãnh đạo chỉ đạo hướng dẫn để nâng cao tay nghề, kỹ thuật giờ giấc ra vườn cũng tuân thủ đúng hơn, chén đựng mủ và thùng đựng mủ phải vệ sinh tốt hơn. Và lọc mủ để được sản lượng mủ tốt nhất.
Chị ĐINH THỊ NGA
Đội trưởng đội 1 Nông trường cao su Đoàn kết – Công ty TNHH MTV cao su Chư Prông
Với 1 niềm tin của công nhân lao động với lãnh đạo cty, anh em tin tưởng và gắn bó với vườn cây với tư tưởng luôn an tâm công tác trong suốt thời gian
Nhiều năm qua, ngoài nhiệm vụ làm kinh tế, cao su Chư Prông còn đồng hành cùng chính quyền địa phương đảm nhiệm công tác an sinh xã hội, ổn định đời sống người dân, bảo vệ môi trường, trồng rừng – giữ rừng và an ninh quốc phòng khu vực vùng biên. Ông Trần Văn Tiến, Chủ tịch công đoàn công ty Cao su Chư prong chia sẻ, công ty đang tạo công ăn việc làm cho 2.500 lao động, trong đó người dân tộc thiểu số, đồng bào ở Gia Lai là hơn 62% . Ông cũng chính là người sáng kiến phong trào giúp nhau thành thợ giỏi này để phát động thi đua.
Ông TRẦN VĂN TIẾN
Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV cao su Chư Prông
Sản lượng phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của công nhân lao động, một công nhân có tay nghề khá giỏi thì sản lượng so với công nhân có tay nghề trung bình và kém thì chênh lệch từ 15-30%. Đặc biệt với công nhân địa phương thì tỉ lệ này rất lớn, chính vì vậy mà công đoàn và ban giám đốc công ty đã phát động phong trào giúp nhau để thành thợ giỏi, để nâng cao thu nhập cho người lao động và năng suất cho công ty, từ đó mà qua 4 năm đến nay tỉ lệ công nhân có tay nghề khá giỏi lên 80% tỉ lệ kém chỉ còn 0,2 -0,3% sau các lượt kiểm tra.
Đi giữa rừng cao su của Nông trường Thống Nhất người cán bộ có thâm niên hơn 30 năm gắn bó với cây cao su Chư Prông nói với chúng tôi như đúc kết từ gan ruột “Ở Tây Nguyên, có thêm một công nhân cao su đồng nghĩa với việc giảm bớt một hộ nghèo”.
Đó không phải là khẩu hiệu, không phải là những sử thi, huyền thoại bên bếp lửa, trong ngôi nhà Rông, Đó là câu chuyện có thật, đang diễn ra, được người Jrai, Bahnar, Êđê… khắp các buôn làng Tây Nguyên xác nhận: cây cao su đã giúp đồng bào có cuộc sống ổn định, ấm no trong hơn 40 năm qua.