Sau gần 2 năm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) tiếp nhận và nuôi dưỡng 7 cá thể hổ Đông Dương quý hiếm, đến nay chúng đã trưởng thành…
Đàn hổ Đông Dương quý hiếm giữa rừng di sản
Sau gần 2 năm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) tiếp nhận và nuôi dưỡng 7 cá thể hổ Đông Dương quý hiếm, đến nay đã trưởng thành…
MC: Vào tháng 8/2021, Vườn Quốc gia Pù Mát tiếp nhận từ Công an tỉnh Nghệ An 7 con hổ Đông Dương khoảng 40 ngày tuổi, trong một vụ án vận chuyển hổ trái phép. Sau một thời gian, đến tháng 3/2022, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tiếp nhận 7 con hổ con từ Vườn Quốc gia Pù Mát về để nuôi dưỡng chăm sóc và bảo tồn.
Từ khi mới đưa đàn hổ về, các nhân viên cứu hộ, bác sỹ thú y của Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã được tập huấn quy trình chăm sóc, an toàn cho người và vật nuôi. Những nhân viên cứu hộ đã xem như bạn, đặt tình yêu thương giống như em của mình.
Phỏng vấn chị Trần Thị Lê, nhân viên cứu hộ của Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng)
Sau gần 2 năm được nuôi dưỡng tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đàn hổ lớn nhanh và khỏe mạnh. Hai con hổ đực đầu đàn đã có trọng lượng xấp xỉ 150 kg.
Tháng 8/2023, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã phối hợp với các chuyên gia quốc tế về động vật hoang dã tiến hành di chuyển các cá thể hổ Đông Dương quý hiếm về khu chăm sóc, nuôi dưỡng mới. Quá trình di chuyển 7 cá thể hổ Đông Dương quý hiếm được diễn ra theo một quy trình hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt do các chuyên gia quốc tế về động vật hoang dã có nhiều kinh nghiệm thực hiện.
Phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật
Khu chăm sóc, nuôi dưỡng các cá thể hổ Đông Dương mới có diện tích gần 3.500 m2, có đầy đủ các hạng mục công trình đáp ứng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn, giúp các cá thể hổ sinh trưởng và phát triển tốt cũng như đảm bảo phúc lợi cho đàn hổ. Đồng thời, nâng cao năng lực cứu hộ và bảo tồn động vật hoang dã của trung tâm.
Ngoài việc chuyển các cá thể hổ về khu chăm sóc, nuôi dưỡng mới, thời gian tới, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ tiếp tục đầu tư thêm các hạng mục công trình để có thể tái thả hổ trong môi trường bán hoang dã. Sau khi hoàn thành, Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ là đơn vị đầu tiên trên cả nước triển khai mô hình này.
Phỏng vấn ông Phạm Hồng Thái, Giám đốc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Việc nuôi dưỡng 7 cá thể hổ Đông Dương ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng không chỉ khẳng định năng lực cứu hộ của Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật nói riêng, mà còn góp phần tạo ra kỳ vọng cho việc phục hồi các quần thể hổ hoang dã tại Việt Nam trong tương lai.