Trong đợt nắng nóng cao điểm, khi lúa xuân đã chín vàng khắp cánh đồng, để tránh nắng nóng mà vẫn kịp thời vụ, nông dân Thái Bình đã lựa chọn gặt lúa đêm.
Nông dân Thái Bình gặt đêm để tránh nắng
Trong đợt nắng nóng cao điểm, khi lúa xuân đã chín vàng khắp cánh đồng, để tránh nắng nóng mà vẫn kịp thời vụ, người dân đã lựa chọn gặt lúa đêm.
Dưới ánh đèn pin, đèn máy gắt, không khí lao động vẫn khẩn trương như ban ngày.
Câu thơ “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” giờ đây chỉ còn là ký ức trên cánh đồng này. Bởi máy móc giờ đây đã thay thế cho sức người.
Dù chỉ có 1 sào ruộng lúa chiêm hương, nhưng người phụ nữ này vẫn lựa chọn gặt đêm tránh nắng, bởi vì….
Phỏng Vấn.
Bà LÊ THỊ NGA
Xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Cô đi gặt đây ruộng này chỉ có 1 sào thôi. Đi gặt lúa đêm thì mát hơn, đỡ mệt, ban ngày nắng lắm.
Người thì chờ tới lượt máy gặt đến ruộng nhà mình… người vội vã vận chuyển lúa về nhà.
Những bao tải… những chiếc xe thô sơ đã thay thế cho sức người.
“Gặt ngày không đủ, tranh thủ gặt đêm”
Câu nói đã được người nông dân truyền tai nhau trong những ngày nắng nóng.
Phỏng vấn.
Ông NGUYỄN VĂN TẸO
Xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Gặt ngày không đủ tranh thủ gặt đêm. Như tôi nói đấy là ban ngày vừa nắng, máy gặt cũng phải tranh thủ cả ngày cả đêm thì mới hết việc được. Các giống lúa thì nhiều loại nhưng bình quân cứ 1 tạ 9 đến 2 tạ/1 sào.
Phỏng vấn.
Bà ĐẶNG THỊ MÀI
Xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Gặt là thuê máy hết, còn chở thì thuê 50 nghìn 1 xe chở, vụ này ngắn thì bán vợi đi, còn vụ tháng 10 thì mới bán ít. Vụ này chỉ để đủ ăn thôi.
Việc thu hoạch lúa vào ban đêm đã không còn mới với người dân các huyện của tỉnh Thái Bình.
Dù ít nhiều có thay đổi trong sinh hoạt, lao động thường nhật, nhưng với những người nông dân, việc lựa chọn thu hoạch lúa đêm vừa đảm bảo sức khỏe, vừa đảm bảo thu hoạch cho kịp thời vụ, để chuẩn bị gieo mầm cho những mùa vàng tiếp theo.