Nắng nóng kéo dài khiến nhiều hồ đập cạn trơ đáy, ruộng vườn khô cằn, còn người dân thì đau đầu tìm giải pháp nguồn nước tưới để giảm thiệt hại cho cây trồng.
Các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng đang ở thời kỳ cao điểm của mùa khô hạn. Nắng nóng kéo dài khiến nhiều hồ đập cạn trơ đáy, ruộng vườn khô cằn, còn người dân thì đau đầu tìm giải pháp nguồn nước tưới để giảm thiệt hại cho cây trồng. Phóng sự sau do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.
Hồ thủy lợi Plei Thơ Ga (xã Chư Don, huyện Chư Pưh) trước đó luôn dồi dào nguồn nước thì nay cạn trơ đáy. Đây là một trong những hồ chứa nước nước lớn của tỉnh Gia Lai với quy mô cấp nước cho 620ha lúa nước và hàng ngàn ha cây công nghiệp. Cùng với đó, công trình này cung cấp nước sinh hoạt cho 19.000 người dân trên địa bàn.
Nắng nóng kéo dài, không có nước, nhiều ruộng vườn của người dân khu vực gần đó co quắt trong khô hạn.
Mặc dù vườn cây của gia đình ông Hoàng Ngọc Quang cách hồ chứa nước Plei Thơ Ga không xa nhưng vẫn không được tận hưởng nguồn nước từ hồ. Khi chúng tôi đến, ông Quang đang loay hoay phá bỏ vườn tiêu rộng 1,2ha vì cây bị chết khô, còn cà phê thì héo úa.Tây Nguyên
Ông Hoàng Ngọc Quang (thôn Plei Thơ Ga B, xã Chư Don, huyện Chư Pưh)
Không chỉ Chư Pưh, các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng đang gồng mình trong khô hạn. Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai, đến thời điểm giữa tháng 4/2023, toàn tỉnh có khoảng 525.000 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2022- 2023 bị thiệt hại do thiếu nước tưới cục bộ, trong đó có gần 500ha lúa nước (thiệt hại trên 70% khoảng 308 ha, thiệt hại từ 30-70% khoảng 188 ha).
Phóng viên Tuấn Anh dẫn hiện trường: Kính thưa quý vị!
Thời tiết khô hạn đã làm hàng trăm ha lúa nước gieo sạ muộn tại một số huyện như: Chư Sê, Đăk Đoa, Chư Prông… thiếu nước tưới cục bộ, gây thiệt hại cho người dân. Hiện nay, các địa phương đang tuyên truyền, vận động người dân nạo vét kênh mương, đào giếng tưới luân phiên, tích cực chăm sóc những diện tích bị ảnh hưởng bởi nắng hạn hoặc thiệt hại nhẹ nhằm hạn chế ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Năm ngoái, 200 gốc chanh leo của ông Nguyễn Tấn Lục thu được gần 8 tấn quả. Năm nay, quả chanh bị khô do thiếu nước, năng suất may ra chỉ thu được dưới 5 tấn. Thiệt hại là rất lớn.
Trước diễn biến khô hạn ngày càng khóc liệt, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương các cấp ở Gia Lai đang khẩn trương, tìm mọi biện pháp nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước tưới trên cây trồng.
Điển hình như Phòng Nông nghiệp huyện Chư Prông đang phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động người dân huy động lực lượng, phương tiện, nhiên liệu, máy móc để bơm nước từ các giếng, ao, hồ nếu còn nước để tưới. Đồng thời, phối hợp với các công ty sản xuất nông nghiệp đứng chân trên địa bàn huyện xây dựng kế hoạch tưới luân phiên, hạn chế tranh chấp nguồn nước giữa cây lúa và cây công nghiệp dài ngày. Tây Nguyên
Trong khi đó, tại huyện Chư Sê, các đơn vị chức năng, thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với các địa phương kiểm tra ruộng vườn, hướng dẫn người dân triển khai phòng chống hạn cho cây trồng. Đồng thời hỗ trợ dầu để người dân chủ động bơm tưới diện tích lúa và các loạt cây trồng khác.