Giống gà 9 cựa tưởng chừng chỉ có trong truyền thuyết thời vua Hùng, có nguy cơ dần bị mai một. Nhưng bằng sự tâm huyết, say mê học hỏi, anh Nguyễn Văn Đức (bản Cỏi, xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) quyết tâm phục tráng và bảo tồn giống gà quý hiếm này.
Hành trình 10 năm phục tráng, bảo tồn giống gà 9 cựa
Lời dẫn anh Nguyễn Văn Đức:
“Theo quan điểm của đồng bào dân tộc thiểu số thì cách đếm cựa gà
Đó là những loài vật quý hiếm mà Vua Hùng thứ 18 thách cưới để kén con rể.
Từ đó, gà 9 cựa đã trở thành linh vật thiêng liêng không chỉ với miền đất Tổ Hùng Vương mà còn có ý nghĩa về mặt tâm linh đối với người dân Việt Nam.
Gắn bó với gà 9 cựa từ nhỏ, không muốn nhìn thấy giống gà này đi vào quên lãng, năm 2013, chàng trai Nguyễn Văn Đức sinh năm 1985, người con của quê hương Tân Sơn, Phú Thọ đã quyết tâm tái sinh, khôi phục giống gà 9 cựạ.
Sau 5 năm học hỏi nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia nông nghiệp của Viện chăn nuôi Quốc gia, năm 2018, anh Đức đã quyết định hình thành trang trại với quy mô hơn 1ha với 2000 con gà nhiều cựa thuần chủng. gà 9 cựa.
Phỏng vấn
Anh NGUYỄN VĂN ĐỨC
Chủ trang trại chăn nuôi gà nhiều cựa, xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
“Người ta có câu Cá sông Đà, Gà Phú Thọ, đặc biệt gà Tân Sơn rất là ngon, đến năm 2013, mình mới quyết định viết ý tưởng, nghiên cứu, chuẩn bị các nguồn lực cần thiết, năm 2018 mới quyết định mở rộng, vừa học hỏi, nghiên cứu phát triển ra hàng hóa và cũng mong muốn bảo tồn giống gà bản địa của Việt Nam”.
Anh Nguyễn Văn Đức nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp, anh vào những bản làng sâu của xã Tân Phú và Kỳ Sơn để sưu tầm những cặp gà bản địa để gây giống tìm con gà nhiều cựa thuần chủng, thời gian đầu như “mò kim đấy bể”. Khó khăn chồng chất khó khăn, tìm được gà mới chỉ là bước đầu tiên trong hành trình đầy gian nan của anh Đức. Bởi, tỷ lệ gây giống tự nhiên của gà 9 cựa chỉ đạt 30%, sau này khi áp dụng úm giống bằng máy tỷ lệ tăng lên 60 – 65%, mỗi đàn 1000 con con chỉ có khoảng 4 – 5 con gà 9 cựa.
Phỏng vấn
Anh NGUYỄN VĂN ĐỨC
Chủ trang trại chăn nuôi gà nhiều cựa, xã Tân Phú,huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
“Gia đình tôi nuôi gà theo hướng nhân thuần, Tiến sỹ Vũ Ngọc Sơn là người hướng dẫn trực tiếp quy trình mà bảo tồn, nhân thuần giống gà này, liên quan kiến thức chuyên môn sâu theo quy trình khoa học, mình phải thực hiện cho đúng và cho đảm bảo theo quy trình đấy”.
Tiến sĩ, Chuyên gia Nông nghiệp Vũ Ngọc Sơn là người đã đồng hành cùng với anh Đức từ năm 2013. Theo chia sẻ của Tiến sĩ Vũ Ngọc Sơn, thời gian đầu bắt tay vào nghiên cứu khôi phục giống gà nhiều ngón này gặp rất nhiều khó khăn, do giống gà này hiện nay chủ yếu được nuôi bảo tồn theo hình thức Intu tại hộ gia đình là chính. Gà nhiều ngón bị tạp giao, không còn được giữ nguyên bản của con gà nhiều ngón ngày xưa.
Phỏng vấn
TS. VŨ NGỌC SƠN
Nguyên GĐ Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi Quốc gia
“Những cuộc điều tra gần đây cho biết là, khi chúng ta đưa gà nhiều ngón mặc dù lấy tại vườn quốc gia Xuân Sơn nhưng mà về nuôi nhưng một thời gian sau nó bị tạp giao rất là nhiều, tức là bố mẹ nó 6 ngón, nhưng khi con sinh ra nó chỉ có 4 ngón thôi, thậm chí 3 ngón thôi, đặc biệt màu da chân biến đổi không còn màu da vàng như xưa, đặc điểm màu lông, màu lông của gà nhiều ngón trước đây rất là đẹp, gồm có màu hoa mơ, màu trắng, màu đỏ mận, giờ có con màu núi đá. Rồi là kiểu mào, gà nhiều ngón trước đây kiểu mào đơn nhưng giờ có cả mào nụ. Rõ ràng tạp giao trong nguồn gen của gà nhiều ngón đã có sự báo động”.
Từ những kế hoạch đặt ra, Tiến sỹ Vũ Ngọc Sơn cùng với cộng sự đã đi sâu vào những bản làng xa xôi hẻo lánh, xa khu dân của những người đồng bào dân tộc Dao, đồng bào Mường của vườn Quốc gia Xuân Sơn, thu nhặt từng quả trứng, từng con gà con. Năm đầu tiên đàn gà nhiều ngón thu thập được số con đẻ ra có số ngón tương đồng như gà bố mẹ và màu da chân chỉ đạt 45%.
Phỏng vấn
TS. VŨ NGỌC SƠN
Nguyên GĐ Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi Quốc gia
“Bằng kĩ thuật nhân thuần, bằng kĩ thuật chọn lọc, bằng kĩ thuật loại bỏ qua từng thế hệ, chúng tôi chắt lọc lại, kiểm tra đánh giá. Chúng tôi áp dụng quy tắc nhân thuần công với làm tươi máu nguồn gen. Cứ mỗi năm cứ tiến bộ di truyền, cho đến giờ đàn gà nhiều ngón của anh Đức vừa được quản lý rất chặt chẽ. Kết thúc năm 2023, chúng tôi đã giữ được 4 thế hệ, chúng tôi đang dự kiến nhân thuần lên 5 thế hệ, thì đến hiện nay đàn gà nhiều ngón nuôi tại gia đình anh Đức, tỷ lệ gà 6 ngón được sinh ra từ đàn mẹ của nó đã tiệp cận được 99%. Chúng tôi yên tâm và khẳng định kết quả công sức của chúng tôi trong 5 năm vừa qua đã được trả lời bằng kết quả hiện tại”.
Phỏng vấn
Ông THÁI VIỆT ANH
Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
“Đối với gà 9 cựa thì đây là sản phẩm đặc thù của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ có giống gà này. Đây là niềm vinh dự đối với huyện Tân Sơn. Sản phẩm này đã được Bộ Nông nghiệp chứng nhận về nguồn gen quý hiếm, được Cục sở Hữu trí tuệ xác nhận đây là thương hiệu gà thuộc sở hữu cộng đồng đối với huyện Tân Sơn”.
Là người luôn cầu thị với những cái mới, đến nay anh Đức đã có thể tự mình nắm vững những kỹ thuật chăn nuôi chuyên gia hướng dẫn tạo dựng thương hiệu theo cách riêng của mình. Ý tưởng trên giấy nay đã thành hiện thực, việc bảo tồn và nhân giống thành công gà nhiều ngón, anh Đức đã góp phần nâng cao giá trị gà đặc sản tại địa phương, mang giá trị kinh tế cho ngành chăn nuôi nước nhà.