Các nông trường cao su giờ đây đã vươn mình trở thành những công ty quy mô lớn với bề dày lịch sử. Tán rừng cao su phủ xanh vùng biên giới Chư Mom Ray, cùng với người cao su bám trụ bền sâu trên mảnh đất biên cương này.
Thưa các bạn hiện tại chúng ta đang đứng trên cây cầu Sê San, cây cầu bắc qua con sông Sê San huyền thoại, nối giữa 2 tỉnh Kontum và gia lai, trước mặt chúng ta là những vườn cao su rất trẻ tuổi, trước mặt chúng ta là anh Trần Xuân Thịnh, Giám đốc cty Cao su Chư mom ray, và chúng ta hãy cùng câu chuyện về Cao su chư mom ray với anh Trần Xuân Thịnh.
Ông Thịnh kể, từ những năm 80 của thế kỷ trước, khi triển khai chương trình trồng mới, thay thế những rừng cao su già cỗi được trồng từ trước Giải phóng. Từ nó đã khai sinh ra những nông trường Quốc doanh cao su đầu tiên trên vùng đất đỏ bazan này.
Những ngày đầu còn khó khăn, nơi đây là những con đường hoang sơ, khởi thuỷ là những cung đường đất, chưa đổ bê-tông hay thảm nhựa nhưng nay quan sát thấy xanh tốt và sầm uất như thế này, sự phấn khởi không thể dấu trên khuôn mặt người Lãnh đạo tâm huyết luôn đau đáu cho cuộc sống của công nhân được ổn định, yên tâm cống hiến và xây dựng một vùng quê trù phú tại vùng biên cương của tổ quốc.
Ông TRẦN XUÂN THỊNH
Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Chư Mom Ray
Cty hiện nay được chính quyền địa phương giao quản lý 6 điểm dân cư, và có điều kiện giới thiệu đất cho tạm ứng tiền cùng với tiền tích lũy để công nhân xây cất nhà, để có thể ổn định yên tâm sản xuất, gắn bó với cty
Đi dưới những lô cao su ân cần chia sẻ với công nhân như thế này, ta nhìn thấy một khát vọng lớn lao của vị lãnh đạo, trong đó ẩn chứa cả một khát vọng về chỗ đứng cho một loài cây, về tầm nhìn và khát vọng phát triển của một đơn vị nhà nước đi làm nhiệm vụ kinh tế ở vùng biên đầy khó khăn, gian khổ…
Thời điểm này, những lô cao su của Công ty TNHH MTV Cao su Chư Mom Ray cũng bước vào giai đoạn sung sức phủ xanh mướt một vùng biên và đang cho khai thác những lứa mủ đầu tiên, cùng với đó là lực lượng lao động từ các vùng miền đã quần tụ về đây cùng với công ty gắn bó, xây dựng nên những khu dân cư cao su của huyện mới thành lập IA H’Drai, tỉnh Kon Tum.
Từ các vùng quê quần tụ về đây những người công nhân này sau khi được đào tạo nghề, được bố trí vườn cây, chăm sóc và khai thác đã được tạo mọi điều kiện từ nơi ở, nhu yếu phẩm cho đến nhà trẻ để con cái đi học. Nhờ đó người lao động luôn yên tâm công tác và phấn đấu vượt mức kế hoạch sản lượng mà cty đề ra.
Hai vợ chồng tôi quê ở hà tĩnh, làm nông, khó khăn thu nhập không được bao nhiêu cả, nhưng từ khi 2018 biết công ty Chư Mom Ray tuyển dụng vào đây làm, ban đầu vào cty hỗ trợ nhà ở tập thể, và các nhu yếu phẩm để ổn định cuộc sống.
Năm 2021 được công ty giới thiệu cho lô đất để làm nhà, ngoài tiền tích cop thì công ty cho ứng tiền để xây được ngôi nhà khang trang, ban lãnh đạo công ty cũng rất quan tâm đến chúng tôi các dịp lễ tết, vợ chồng tôi cảm thấy rất yên tâm công tác và gắn bó lâu dài ở đây.
Chị HÀ THỊ HỒNG
Công nhân Công ty TNHH MTV Cao su Chư Mom Ray
Tôi tham gia cty được 4 năm mức thu nhập hiện tại là từ 7-10tr/ tháng, cuộc sống bây giờ ổn định hơn rất nhiều so với những ngày trước.
Quyết tâm phấn đấu đạt và vượt sản lượng khai thác,vì vậy mức lương của công nhân cũng khá cao, bình quân 8-9tr/tháng. Đó là thành quả vượt qua gian khó để có thể được như ngày hôm nay.
Hiện nay quy mô, hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật của công ty ngày càng khang trang, mở rộng, với các nông trường trồng – chăm sóc – khai thác mủ; dây chuyền chế biến cao su Chư Mom Ray hiện đại. Tất cả đều bám trụ, cắm rễ bền sâu và bền bỉ xanh trên mảnh đất biên cương này.
Pv Ông Vũ Hớn
Giám đốc Nông trường Chư Mom Ray3, Cty TNHH MTV Cao Su Chư Mom Ray
Địa bàn công ty là khu vực biên giới, người lao động thì chủ yếu là đồng bào thiểu số, và những người vùng khác từ thanh hóa nghệ an, để ổn định cuộc sống thì cty hỗ trợ công nhân, như tàu xe và nhà tập thể đê công nhân ổn định làm việc, nhưng công nhân làm tốt thì và gắn bó thì công ty đã giới thiệu đất và cho tạm ứng tiền để làm nhà để ổn định công tác.
Từ thuở hoang sơ, khó khăn với đất đai bạt ngàn nhưng con người thì một nhúm, đi mỏi chân mới gặp một vài nhà dân nhưng nay dưới tán cây cao su, một “hệ sinh thái” được hình thành: những khu dân cư, những thị tứ, thị trấn được thành lập mới, đầy sức sống; những buôn làng đồng bào ngày thêm trù phú, ấm no; góp phần vững chãi phên dậu Tổ quốc mỗi ngày.
Khi cây cao su của Chư Mom Ray đã đi vào ổn định, quy trình chế biến mủ cao su cũng đã vào nếp, người lao động đã ổn định cuộc sống định cư và cây cao su tự khẳng định được giá trị của mình giữa vùng đất đỏ bazan.
Ông LÊ VĂN QUÂN
Phó chủ tịch UBND xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum
Cty cũng đã phối hợp với địa phương về các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là chương trình nông thôn mới, đầu tư các nhà văn hóa thôn, đường điện thôn. Hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, việc phối hợp giữa các đoàn thể của công ty với các đoàn thể của địa phương cũng rất chặt chẽ trong các dịp lễ hội văn hóa dân tộc và lễ tết.
Ông TRẦN XUÂN THỊNH
Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Chư Mom Ray
Cty đứng chân trên địa bàn của vùng biên giới tiếp giám với Capuchia. Trải dài trên 29km đường biên, với 3 đồn biên phòng, người lao động đa số đến từ các vùng miền trên cả nước, người lao động cty là 19 dân tộc anh em để thắt chặt hơn tình đoàn kết giữa các dân tộc, thì công ty tổ chức các hội diễn văn nghệ quần chúng, để gắn kết tình đoàn kết giữa các dân tộc cũng như người lao động.
16 năm hình thành, phát triển, Chư Mom Ray đã trở thành một trong 12 đơn vị trọng điểm của Tập đoàn Cao su Việt Nam tại Tây Nguyên.
Và như có sự sắp đặt cây cầu bê-tông đẹp đẽ bắc qua dòng Sê San huyền thoại này trở thành vệt nối hai đầu giữa khoảng xanh ngút ngàn nơi mà cây cao su đã cắm rễ ăn sâu và đã trở thành cây chưa thể thay thế tại vùng biên này.
Ở Tây Nguyên, Cao nhất là nhà Rông uy nghi sừng sững, thì xanh nhất là những rừng cao su trùng điệp, trải từ cao nguyên này sang cao nguyên khác, màu xanh của ân tình thân thuộc trong mắt của bà con đồng bào, trở thành một phần cuộc sống của họ. và ở Tây Nguyên, đồng bào gọi cây cao su bằng một cái tên khác, giản dị và trìu mến hơn, đó là “cây hy vọng”.