Từ nhu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, vụ đông xuân 2021 - 2022, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình triển khai mô hình trồng lúa chất lượng cao kết hợp nuôi cá cho hiệu quả kinh tế cao.
TRIỂN VỌNG TỪ MÔ HÌNH LÚA CÁ
Xuất phát từ nhu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, vụ đông xuân 2021 – 2022, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình triển khai thực hiện mô hình trồng lúa chất lượng caokết hợp nuôi cá cho hiệu quả kinh tế cao.
Từ nhu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, mô hình trồng lúa chất lượng cao kết hợp nuôi cá được Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư tỉnh Quảng Bình triển khai hỗ trợ thực hiện tại gia đình ông Nguyễn Xuân Hải ở xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh với quy mô 2,5ha.
Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hùng, Cán bộ kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình:
(Đối với mô hình cá lúa này thì có thể chọn cá rô đồng tự nhiên, vì cá rô đồng tự nhiên…)
Mô hình sử dụng giống lúa ST25 đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, lượng giống gieo 100kg/ha với tỷ lệ nảy mầm trên 90%. Năng suất trung bình đạt 50-55 tạ/ha; sử dụng phân hữu cơ vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong quá trình sản xuất. Đối với cá: Giống cá rô đồng được ươm nuôi nhân tạo, kích cỡ hơn 5gr/con, rõ nguồn gốc, không có dấu hiệu bệnh lý; mật độ thả nuôi 2 con/m2, tỷ lệ sống đạt trên 80%, trọng lượng bình quân lúc thu hoạch 80-90g/con.
Ruộng nuôi bắt buộc có nguồn nước cấp chủ động, không bị ô nhiễm; có đê bao được gia cố chắc chắn, không bị ngập tràn do mưa lũ; diện tích mương bao quanh chiếm khoảng 20-25%, mương có kích thước rộng 3-4m, độ sâu phù hợp có thể điều tiết nước chủ động đạt 1-1,2m trên toàn mặt ruộng.
Đánh giá mô hình bước đầu cho thấy lúa ST25 và cá rô đồng sinh trưởng, phát triển tốt, đạt yêu cầu đề ra. Năng suất lúa ước đạt 50 đến 55 tạ/ha. Cá rô đồng sau 4 tháng nuôi sẽ cho thu hoạch, đạt trọng lượng 10 đến 12 con/kg.
Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hùng, Cán bộ kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình:
(Sau thời gian triển khai đến thời điểm này sau 3 tháng nuôi thì thấy cá sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng đạt gần 20con/kg...)
Có thể thấy mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá mang lại hiệu quả kép do cá và lúa có quan hệ cộng sinh, giúp giảm lượng phân bón, không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm công làm cỏ và công làm đất, tiết kiệm được chi phí thức ăn cho cá. Bên cạnh đó, mô hình cho sản phẩm lúa gạo và cá thương phẩm đạt chất lượng cao, mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với phương pháp sản xuất lúa thông thường.
Phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Hải, Thôn Đông, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh):
(Trước đây chúng tôi sản xuất nông nghiệp truyền thống…)
Phương pháp canh tác lúa chất lượng cao kết hợp nuôi cá nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, hạn chế sử dụng hóa chất, phân bón hóa học tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Mô hình này đang mở ra hướng đi mới cho nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ xanh, sạch, an toàn và bền vững.