Thời gian gần đây nhiều nông hộ ở tỉnh Hậu Giang đã phát triển mạnh mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín, cho năng suất và chất lượng cao.
Ưu điểm của việc sản xuất nấm trong nhà kín so với ngoài trời là tiết giảm được diện tích, rút ngắn được thời gian tái sản xuất. Một chu kỳ sản xuất nấm rơm trong nhà kính từ khi rải meo cho đến dọn bải chỉ mất khoảng 40 ngày, do mỗi năm có thể sản xuất từ 7-8 đợt nấm. Trung bình diện tích 100m2 có thể chất được 120-150 cuộn rơm. Rơm sau khi ủ sẽ được chất theo dạng trụ hoặc dạng kệ, sau 12 ngày rải meo là có thể cho thu hoạch nấm và kéo dài trong 25 ngày tiếp theo.
Phát biểu Bà Lữ Thị Nhật Hằng - Xã Tân Bình huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang: “Lúc rơm chín rồi thì mình đưa vào kệ, thì cứ 1 lớp rơm 12cm là mình rải một lớp meo rồi mình rải tiếp một lớp rơm cho giữ ẩm độ dày của đóng ủ khoảng 15cm là được. cách làm này nó rất là tiện, nếu mình trất nấm ngoài trời thì sau khi thu hoạch nấm mất 5-6 tháng mới chất lại được còn trong nhà kín thì mình dọn dẹp xong vài ngày là có thể tái sản xuất”
Sản xuất nấm rơm trong nhà kính dễ chăm sóc, dễ thu hoạch, thuận lợi trong khâu vệ sinh đặt biệt là kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm giúp cho nấm ra đều, đạt chất lượng nấm loại 1 đạt trên 95%, không có nấm bị dù so với hình thức trồng ngoài trời. Bình quân một cuộn rơm cho năng suất khoảng 3 ký nấm, được thu mua với giá 50 ngàn đồng/kg, trừ hết các khoảng chi phí mỗi cuộn rơm sản xuất nấm trong nhà kính cho thu nhập 110 ngàn đồng cao gần gấp đôi so với sản xuất nấm ngoài trời.
Phát biểu Bà Lữ Thị Nhật Hằng - Xã Tân Bình huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang: “Khoảng 12 ngày là mình bắt đầu thu hoạch, tới ngày thứ 13 là nấm rộ, thu hoạch khoảng 3-4 ngày nửa là nó sẽ ra ít lại, khi đó mình dưỡng lại khoảng 4-5 ngày nửa là mình có đợt 2. Một tru kỳ từ khi làm mô đến dọn mô khoảng 40 ngày. Nấm trồng trong nhà kín không còn các loại vi khuẩn, do quá trình mình ủ đã dùng vôi nóng ủ nên khi đưa vào chất là hoàng toàn sạch nên không sử dụng thuốc.”
Phát biểu Ông Trần Văn Tuấn - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang: “ưu điểm của mô hình này là dễ chăm sóc, dễ quản lý nhiệt độ do trồng trong môi trường nhà kín. Từ chổ dễ quản lý như vậy nên nấm rơm ít bệnh giảm được chi phí đầu tư, nấm rơm tạo ra là nấm rơm sạch nên giá bán cũng cao hơn rất nhiều”
Trồng nấm rơm trong nhà kính đang là hướng đi mới do có nhiều ưu điểm hơn so với cách trồng nấm rơm ngoài trời. Đây là mô hình đang được đánh giá cho hiệu quả đối với những nông hộ ít đất sản xuất, giúp tăng thêm thu nhập gia đình, tận dụng được nguồn rơm rạ sau thu hoạch lúa.