Trước tình hình hạn mặn diễn biến phức tạp và nguồn nước ngọt sông Mekong đang bị các nước thượng nguồn chi phối, lãnh đạo tỉnh Bến Tre đề xuất nghiên cứu dẫn nước từ sông Đồng Nai về để sử dụng. Tuy nhiên lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho biết, ý tưởng dẫn nước ngọt từ sông Đồng Nai về Bến Tre "sẽ không thực hiện".
Không dẫn nước ngọt từ sông Đồng Nai về bến tre
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho biết, Bến Tre có ý tưởng dẫn nước ngọt từ sông Đồng Nai về tỉnh này. Tuy nhiên "sẽ không thực hiện việc này"
Những ngày giữa tháng 3, các tỉnh miền Tây đang phải gồng mình chống chọi với đợt cao điểm nắng nóng và hạn mặn khốc liệt. Mặn xâm nhập hệ thống sông rạch tại Bến Tre ảnh hưởng cuộc sống hàng chục nghìn hộ dân. Còn tại Cà Mau, tình trạng khô hạn được cho là nguyên nhân chính gây ra hơn 300 vụ sụt lún, sạt lở đất tại các tuyến kênh. Trước tình hình đó, Bến Tre và Cà Mau đề xuất ý tưởng dẫn nước từ các sông Hậu, Sài Gòn, Đồng Nai về địa phương hạn chế khô hạn, sụt lún, thiếu nước trong mùa khô.
Tuy nhiên theo lãnh đạo Bộ NN-PTNT, việc dẫn nước từ sông Đồng Nai về Bến Tre "sẽ không thực hiện", vì ngay tại Bến Tre đã có giải pháp để người dân đủ nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất.
Ông NGUYỄN HOÀNG HIỆP
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bắc Bến Tre là 1 số cống lớn như như cống Bến Tre, cống Thủ Cựu… đi vào hoạt động sẽ tích nước đảm bảo nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất. Nam Bến Tre sẽ dùng vốn đầu tư công trung hạn của giai đoạn 2026-2030 để làm cống để làm cống Vàm Thơm và Vàm Nước Trong, khi làm xong sẽ đảm bảo nước cho khu vực này. Như vậy chưa cần nghiên cứu đưa nước từ sông Đồng Nai vào.
Lý giải thêm cho việc không dẫn nước từ sông Đồng Nai về Bến Tre, Tiền Giang Bộ NN-PTNT cũng đã nghiên cứu. Bởi, nguồn nước ở lưu vực sông Đồng Nai hiện đang thiếu. Dù đã có hồ thủy lợi Dầu Tiếng, Phước Hòa nhưng TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… hiện vẫn đang thiếu 5 tỉ m3 nước mỗi năm.
Ông NGUYỄN HOÀNG HIỆP
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trong quy hoạch thủy lợi sắp tới, Bộ vẫn tiếp tục nghiên cứu, tính toán các giải pháp để dẫn nước từ sông Bé qua hệ thống thủy lợi Phước Hòa về cho khu vực TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai.Lưu vực sông Đồng Nai đang thiếu nước như vậy nên không thể dẫn nước đi đâu được nữa. Chưa kể về vấn đề kỹ thuật chúng ta cũng chưa làm được ở giai đoạn này.
Theo Bộ NN-PTNT Tính từ đầu mùa khô đến nay, đợt xâm nhập sâu nhất xuất hiện vào đợt từ ngày 8-13/3 với ranh mặn 4g/l vào sâu 40-66 km, có nơi sâu hơn, ranh mặn 1g/l tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre vào sâu 70 -76km tùy theo sông. Hiện, mức độ xâm nhập mặn các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Trà Vinh, Tiền Giang... mặn diễn ra phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm, xấp xỉ so với năm 2016. Đặc biệt tại tỉnh Bến Tre xâm nhập mặn ở mức xấp xỉ ranh mặn sâu nhất năm 2016. Dự báo tình hình xâm nhập mặn trên các sông chính trong tháng 3 năm nay sẽ là đợt xâm nhập mặn sâu nhất mùa khô 2023 – 2024.