Từ loài động vật từng lọt vào sách đỏ, sau khi được bảo tồn và nhân rộng, anh Lê Duy Đông đã khởi nghiệp thành công với trang trại nuôi loài chim, gà, động vật quý hiếm đem lại doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
Từ loài động vật từng lọt vào Sách đỏ, sau khi được bảo tồn và nhân rộng anh Lê Duy Đông đã khởi nghiệp thành công với trang trại nuôi loài chim, gà, động vật quý hiếm đem lại doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
Từ loài động vật từng lọt vào Sách đỏ, sau khi được bảo tồn và nhân rộng anh Lê Duy Đông đã khởi nghiệp thành công với trang trại nuôi loài chim, gà, động vật quý hiếm đem lại doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
Anh Lê Duy Đông (SN 1985) trú tại thị trấn Đông Triều, Việt Lâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Hà Giang từng là một hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Sau khi chăn nuôi được 3 năm, anh nhận thấy tiềm năng của việc chăn nuôi các loài chim, gà, động vật quý hiếm, anh Lê Duy Đông năm 2017 anh đã quyết định thành lập mô hình kinh doanh hợp tác xã chăn nuôi chim, gà quý hiếm.Làm giàu
Chia sẻ về lí do phát triển mô hình này, anh Đông cho biết: “Thú chơi chim gà quý cũng có từ khá lâu rồi nhưng mà để mở một trang trại đáp ứng được quy mô cho cả thị trường thì đang còn ít. Theo xu thế, đất nước ngày càng phát triển lên thì thú chơi này ngày càng nhiều, kinh tế của các hộ cũng phát triển hơn khi bán được và mình nghĩ nó rất tiềm năng. Vì vậy nên bên mình mạnh dạn phát triển vào các loài chim gà quý này”.
Trang trại của anh Đông có tên gọi là “Hợp tác xã Tấn Đạt”. Trang trại chia được thành 3 khu chính: Khu giống bố mẹ, khu úng và khu chữa bệnh. Chuyên chăm nuôi các loài chim, gà quý như chim công Ấn Độ xanh, trắng, chim công má vàng, các loại Trĩ 7 màu, có 4 loại: trĩ 7 màu xanh, đỏ, vàng, trĩ hoàng đế; gà Lôi trắng…
Anh Đông chia sẻ: “Hiện tại, bên mình đang có 2 loại quý đó là chim công má vàng và nhóm gà Lôi trắng. Nó quý vì giá trị kinh tế 2 loài này rất cao, thêm nữa, trong sách đỏ thì nó cũng thuộc nhóm 1B là nhóm đặc biệt quý hiếm”.
Về quá trình chăm sóc, anh cho biết:“Về chăn nuôi, thức ăn thì giống gà, chim thì ăn cám công nghiệp, rau cỏ, ngô thóc, nói chung là gà ăn gì thì chim ăn đấy”.
Thú chơi chim, gà quý hiếm mặc dù đã tồn tại từ lâu nhưng lại có ít hộ gia đình chăn nuôi bởi giá thành nhập các giống loài về khá cao. Cũng chính vì vậy mà việc tiêm vaccine phòng ngừa cho các loài khiến anh rất đau đầu nghiên cứu trong khoảng thời gian đầu.Làm giàu
“Về dịch bênh thì bên mình lúc đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn, xong dần dần mình học hỏi nhiều ở trên mạng và tham khảo bác sĩ thú y các thứ thì mình đã tuân thủ theo quy trình vaccine. Từ lúc mà mình tiêm vaccine cho chim gà quý thì dịch bệnh giảm rõ rệt, giảm đến hơn 90%”.
Về loài chim công má vàng là loài chim quý hiến giai đoạn đầu phải chăm sóc rất tỉ mỉ vì bé bao giờ cũng phải chăm sóc khó hơn. Khi nó lớn khoảng 2- 3 tháng trở đi thì lại chăm sóc rất dễ.
Giá của chim công má vàng phân khúc theo độ tuổi. Ví dụ chim công non từ 2 – 3 tháng sẽ dao động từ 2 – 6 triệu đồng/ con. Sau đấy là 1 năm thì dao động từ 10 – 15 triệu. 2 năm thì sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Khi mà nó trưởng thành đẹp thì một con giá trung bình từ 20 – 30 triệu đồng/con. Đắt nhất bên trang trại anh Đông có bán 1 đôi chim công có giá 50 triệu.
Việc chăn nuôi dễ, giá thành về giống loài để nhập về khá cao nên ít hộ tham gia nên mô hình chăn nuôi này rất có tính khả thi mang lại thu nhập lớn cho gia đình anh Đông. Hàng tháng thu nhập bình quân của trang trại dao động từ 140-180 triệu, lợi nhuận 30% trong tổng thu nhập.
Hiện nay, trang trại chưa thể đáp ứng đầy đủ nguồn cung cần thiết cho các nhà phân phối nên anh dự tính sẽ kết hợp với các hội dân để phát triển nhân rộng lên. Bên anh sẽ cung cấp giống cho bà con và thu lại thành phẩm.Làm giàu
Anh Đông cho biết, chính quyền địa phương cũng rất quan tâm, đốc thúc, thường xuyên đến trao đổi, động viên hợp tác xã phát triển kinh tế, có tạo điều kiện và hỗ trợ các giấy tờ pháp lý để cho bà con chăn nuôi, có liên kết ngân hàng cho vay cho bà con sản xuất, phát triển kinh tế.
Lời bình
Anh Lê Duy Đông trú tại thị trấn Đông Triều, Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang từng là một hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Sau 3 năm chăn nuôi, anh nhận thấy tiềm năng của việc chăn nuôi các loài chim, gà, động vật quý hiếm. Năm 2017 anh Đông đã quyết định thành lập mô hình kinh doanh hợp tác xã chăn nuôi chim, gà quý hiếm.
Trang trại của anh Đông có tên gọi là “Hợp tác xã Tấn Đạt”, rộng khoảng 2 ha. Trang trại chia được thành 3 khu chính: Khu giống bố mẹ, khu ấp và khu chữa bệnh. Chuyên chăm nuôi các loài chim, gà quý như chim công Ấn Độ xanh, trắng, chim công má vàng, các loại Trĩ 7 màu, có 4 loại: trĩ 7 màu xanh, đỏ, vàng, trĩ hoàng đế; gà Lôi trắng…
Việc chăn nuôi dễ, giá thành về giống loài để nhập về khá cao nên ít hộ tham gia nên mô hình chăn nuôi này rất có tính khả thi mang lại thu nhập lớn cho gia đình anh Đông. Anh thường bán cho những hộ gia đình giàu có hoặc những khu sinh thái. Hàng tháng thu nhập bình quân của trang trại dao động từ 140-180 triệu, lợi nhuận 30% trong tổng thu nhập.
Hiện nay, trang trại chưa thể đáp ứng đầy đủ nguồn cung cần thiết cho các nhà phân phối nên anh dự tính sẽ kết hợp với các hội dân để phát triển nhân rộng mô hình. Ngoài ra anh sẽ hợp tác cung cấp giống cho bà con và thu lại thành phẩm.
Anh Đông cho biết, chính quyền địa phương cũng rất quan tâm, đốc thúc, thường xuyên đến trao đổi, động viên hợp tác xã phát triển kinh tế, tạo điều kiện và hỗ trợ các giấy tờ pháp lý để cho bà con chăn nuôi, có liên kết ngân hàng cho vay cho bà con sản xuất, phát triển kinh tế.