Cà phê Arabica Sơn La được khách hàng trong và ngoài nước rất ưa chuộng và có giá trị cũng như chất lượng hàng đầu Việt Nam.
Nâng tầm cà phê Arabica Sơn La
Cà phê Arabica Sơn La được khách hàng trong và ngoài nước rất ưa chuộng và có giá trị cũng như chất lượng hàng đầu Việt Nam.
Trải qua hơn 35 năm phát triển, đến nay toàn tỉnh Sơn La có trên 20.000 ha cà phê, chiếm 2/3 diện tích cà phê Arabica của cả nước. Cây cà phê được trồng tập trung tại các huyện Thuận Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Sốp Cộp và Thành phố Sơn La. Từ cây xóa đói, giảm nghèo, đến nay cà phê đã trở thành cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập, làm giàu cho hàng vạn hộ nông dân Sơn La.
Chị LƯỜNG THỊ PÀNH
Xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Cây cà phê đối với bà con ở đây, đặc biệt là đối với gia đình tôi, kể từ khi trồng cà phê, cây cà phê đã đem lại hiệu quả kinh tế gia đình, cuộc sống gia đình ổn định hơn, thu nhập cũng nâng lên rất là nhiều.
Năm 2017, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Cà phê Sơn La” cho các loại sản phẩm: Cà phê nhân, cà phê hạt rang và cà phê bột. Các sản phẩm này đã trở thành nhưungx sản phẩm đặc sản vùng miền, được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao. Bên cạnh đó sản phẩm Cà phê bột nguyên chất của HTX cà phê Bích Thao, thành phố Sơn La còn đạt top 20 sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia đầu tiên từ năm 2021.
Ông VƯƠNG HỒNG HẢI
Chủ tịch Hội cà phê Sơn La
Để nâng tầm thương hiệu cafe thì 1 trong những giải pháp của tỉnh là tập trung vào sản xuát cafe sạch, cafe chất lượng cao và hỗ trợ cho khâu quảng cáo tiếp thị sản phẩm và giữ vứng đc thương hiệu cũng như chỉ dẫn địa lý của sơn la, là cái ghi danh cafeSL là đặc sản vùng miền có chất lượng tốt so với toàn quốc”.
Cuối năm 2022, tỉnh Sơn La đã công nhận 2 vùng trồng cà phê ứng dụng công nghệ cao tại 18 bản thuộc 3 xã: Chiềng Ban, Chiềng Chung, Chiềng Dong của huyện Mai Sơn, với diện tích 1.039 ha, 1.560 hộ gia đình tham gia. Trong số hơn 20.000 ha cà phê hiện có, diện tích cà phê được các tổ chức cấp chứng nhận bền vững và tương đương gần 18.510 ha, mỗi năm sản lượng khoảng 27.000 tấn nhân.
Ông NGUYỄN THÀNH CÔNG
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La
Chúng tôi đã kêu gọi, mời gọi các nhà đầu tư, các đơn vị hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp nghiên cứu bộ giống, ví dụ như Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp nghiên cứu các bộ giống cà phê sau đó đưa về nhân dân để trồng; thứ hai là hỗ trợ bà con cắt các giống cà phê thực sinh kém hiệu quả để ghép, hỗ trợ bà con mắt ghép để ghép, điều hết sức quan trọng là chúng tôi xây dựng mô hình, từng mô hình một, giống TN1 trồng ở đâu, THA1 trồng ở đâu…
Hiện nay, tỉnh Sơn La đang tập trung chỉ đạo phát triển các vùng chuyên canh cà phê hàng hóa, quy mô lớn, phát triển hợp tác xã, giảm dần khâu trung gian, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp chế biến hoặc thương mại lớn để hình thành các chuỗi giá trị, kết nối vùng chuyên canh cà phê. Bên cạnh đó, địa phương này còn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất cà phê mới, cà phê tuần hoàn, mô hình ghép, cải tạo giống cà phê cũ, đáp ứng yêu cầu thị trường, gắn sản xuất với việc thành lập các hợp tác xã, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp thu mua, chế biến cà phê, góp phần phát triển bền vững cà phê Arabica Sơn La./.