| Hotline: 0983.970.780

Liên kết vùng, liên kết ngành để phát triển sản phẩm cà phê Sơn La

Thứ Bảy 21/10/2023 , 08:26 (GMT+7)

Lễ hội Cà phê Sơn La sẽ giúp người dân và doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị.

Tối ngày 20/10, tại Quảng trường Tây Bắc tỉnh Sơn La, Lễ hội Cà phê tỉnh Sơn La lần thứ nhất năm 2023 đã được khai mạc. Tới dự có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương; đại biểu Quốc hội và lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nước; các Đại sứ và các vị khách quốc tế.

Với chủ đề “Arabica Sơn La - Hương vị núi rừng Tây Bắc”, chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, với các tiết mục đặc sắc ca - múa - nhạc, kết hợp với các hình thức hoạt cảnh, thực cảnh sân khấu hoá, ca ngợi lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu sản phẩm cà phê  Arabica Sơn La, truyền thống văn hoá của nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La.

Khai mạc Lễ hội Cà phê tỉnh Sơn La lần thứ nhất năm 2023, với chủ đề 'Arabica Sơn La - Hương vị núi rừng Tây Bắc'. Ảnh: Hùng Khang.

Khai mạc Lễ hội Cà phê tỉnh Sơn La lần thứ nhất năm 2023, với chủ đề "Arabica Sơn La - Hương vị núi rừng Tây Bắc". Ảnh: Hùng Khang.

Lễ hội Cà phê Sơn La lần thứ nhất, năm 2023 diễn ra từ ngày 20 đến 23/10, với chuỗi các hoạt động: Gala cà phê, Hội chợ triển lãm “Cà phê Sơn La - Hội nhập và phát triển”; trưng bày ảnh đẹp về cà phê; Hội chợ sách “Sơn La bừng sáng tương lai”; Hội thảo nâng cao chất lượng cà phê; Hội nghị kết nối giao thương, sản phẩm cà phê; Hội thi nhà nông đua tài; trải nghiệm, khám phá tour du lịch cà phê.

Trong khuôn khổ lễ hội có sự kiện khánh thành dây chuyền sản xuất trà Cascara của Công ty Cổ phần Phúc Sinh Sơn La và Nhà máy chế biến cà phê Sơn La của Công ty Cổ phần Cà phê Sơn La, tại huyện Mai Sơn…

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng cà phê Arabica Sơn La từ lâu đã nổi tiếng và đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia. Việc này góp phần vào kim ngạch xuất khẩu cả phê cả nước. Bộ trưởng cũng đánh giá cao sáng kiến của tỉnh Sơn La tổ chức “Lễ hội cà phê Sơn La”. Đây là hoạt động thiết thực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản nói chung, sản phẩm cà phê nói riêng, thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị. 

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Lễ khai mạc. Ảnh: Hùng Khang.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Lễ khai mạc. Ảnh: Hùng Khang.

Hiện nay, toàn tỉnh Sơn La có trên 20.000 ha cà phê, chiếm 41,2% diện tích cà phê Arabica của cả nước và là tỉnh có diện tích trồng cà phê Arabica lớn nhất nước ta; trong đó có gần 18.000ha được cấp chứng nhận bền vững và tương đương, sản lượng đạt trên 204.000 tấn quả tươi, giá trị thu từ bán sản phẩm quả tươi ước đạt trên 2.000 tỷ đồng; đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh, ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê, với sự tham gia của các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp.

Đặc biệt, có có 2 vùng cà phê được UBND tỉnh công nhận là vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 1 chỉ dẫn địa lý Cà phê Sơn La. Qua đó, Sơn La đã thu hút và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng và đưa vào hoạt động các Nhà máy chế biến cà phê có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu.

Sản phẩm Cà phê Sơn La đã được xuất khẩu sang thị trường 20 nước; góp phần nâng cao thu nhập của người trồng, chế biến cà phê, tạo thêm việc làm, góp phần cơ cấu lại sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị cà phê tại Sơn La.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm các gian hàng giới thiệu sản phẩm cà phê. Ảnh: Hùng Khang.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm các gian hàng giới thiệu sản phẩm cà phê. Ảnh: Hùng Khang.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn trong thời gian tới, địa phương sẽ tập trung đầu tư, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến nông sản theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư để thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng các chuỗi giá trị gắn với hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và phát triển thương hiệu Quốc gia.

Tăng cường liên kết vùng, liên kết ngành để đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực quốc gia; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nhằm tháo gỡ các rào cản thương mại, thúc đẩy xuất khẩu.

Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục đồng hành, hướng dẫn tỉnh Sơn La trong một số hoạt động tái canh và ghép cải tạo các vườn cà phê già cỗi; sử dụng 100% giống cà phê có năng suất, chất lượng cao; thực hiện trồng xen cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm với những vùng cà phê tái canh có đủ điều kiện. Tăng cường đầu tư chế biến sâu để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất