Vườn quốc gia Xuân Thủy là vùng Đất ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia công ước Ramsar, được UNESCO công nhận là vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt
Vườn quốc gia Xuân Thủy là vùng Đất ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia vào công ước Ramsar (năm 1989); được UNESCO công nhận là vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt của Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới đất ngập nước liên tỉnh ven biển đồng bằng châu thổ Sông Hồng, tháng 12/2004. Vườn Quốc gia Xuân Thủy còn là “Ga chim” quan trọng đối với dòng chim di trú quốc tế, trong số đó có loài cò mỏ thìa mặt đen, là loài chim đã được ghi vào sách đỏ của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên về các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ga chim
Sự phì nhiêu của bãi bồi cửa sông ven biển đã cung cấp các nguồn hải sản quý như tôm, cua, cá, sò, vạng, rau câu.
Thực vật bậc cao có mặt tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy là 192 loài, thuộc 145 chi của 60 họ, trong đó có gần 20 loài thích nghi với điều kiện ngập nước để cấu thành hệ thống rừng ngập mặn rộng lớn. Rừng ở đây góp phần cố định phù sa để tạo nên các bãi bồi mới, làm vườn ươm và cung cấp thức ăn cho các loài thủy sinh đồng thời đóng vai trò cân bằng sinh thái của khu vực. Nơi đây còn là nơi trú ngụ của nhiều loài thủy sinh có giá trị cao, cùng các loài động thực vật hoang dã, và đặc biệt là các loài chim di cư quý hiếm. Hệ động vật nổi và động vật đáy ở đây có trên 500 loài, đa số các loài động vật chịu được sự chênh lệch về nồng độ muối.
Thời gian qua Vườn Quốc gia Xuân Thủy đã triển khai nhiều dự án, các sản phẩm đạt được mang ý nghĩa về mặt kinh tế, tạo sinh kế cho người dân, góp phần phát huy thương hiệu đặc sản của địa phương. Vườn đã thực hiện tốt công tác quản lý, hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học được bảo tồn bền vững Ga chim
Cải thiện cuộc sống của cộng đồng địa phương và quản lý, bảo vệ hiệu quả hệ sinh thái đất ngập nước của khu Ramsar Xuân Thủy chính là mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững, góp phần bảo vệ “lá phổi của trái đất”. Ga chim