Tết đến xuân về, đồng bào dân tộc Mông lại tổ chức các nghi lễ cầu xin tổ tiên cho gia đình được bình an, cuộc sống ấm no hơn hơn năm cũ.
Đồng bào Mông đón Tết
Đồng bào Mông ở Lai Châu có 5 nhóm chính gồm: Mông trắng, Mông hoa, Mông đen, Mông đỏ, Mông xanh, với trên 10 dòng họ được phân bố phân bố ở các huyện, thành phố trong tỉnh. Để phân biệt được các nhóm Mông không chỉ qua trang phục, tiếng nói mà còn nhận biết qua các nghi lễ thờ cúng ngày tết cổ truyền và các Lễ hội. Đặc biệt, mỗi dòng họ có phong tục đón tết riêng, nhất là thể hiện các nghi lễ thờ cúng. Theo truyền thống của dân tộc Mông thì chỉ có người trong một nhà mới được thờ cúng cho gia đình và được phép thực hiện các nghi lễ phải là gia chủ hoặc trưởng dòng họ.
Ông SÙNG PÁO LY
Xã Nùng Nàng, huyệnTam Đường, tỉnh Lai Châu
Dân tộc Mông mỗi dòng họ tổ chức đón tết khác nhau. Dù cùng họ nhưng không cùng tổ tiên thì không được phép thờ cúng cho nhau, chỉ đến giúp một số công việc phụ.
Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Tết là ông Sùng A Xà lại cùng em trai làm các nghi lễ thay bàn thờ mới. Dòng họ Sùng thường tổ chức đón tết cổ truyền vào buổi chiều và chỉ sử dụng 3 cành tre để quét mạng nhện, bụi bạm trong nhà. Việc thực hiện nghi lễ này nhà nào cũng đều thực hiện nhưng mỗi dòng họ lại chọn cây quét nhà cửa khác nhau. Một số chọn cây tre, một số chọn cây lau nhưng đều thực hiện các lời cầu cho năm mới gia đình không ốm đau, bệnh tật, xin những điều tốt đẹp nhất để sang năm mới có cuộc sống được ấm no hơn.
Ông SÙNG A XÀ
HuyệnTam Đường, tỉnh Lai Châu
Dịch: Trước khi tay bàn thờ, gọi hồn thì hầu như nhà nào cũng đều thực hiện quét mạng nhện, bụi bạm trong nhà xong mới thờ cúng tổ tiên. Quét nhà cửa sạch sẽ để đón tài lộc vào nhà, và trước khi thực hiện vừa quét vừa xua đuổi những cái không may mắn của năm cũ.Cầu mong cho tất cả con cháu đều khoẻ mạnh, làm được nhiều của cải trong năm mới )
Bàn thờ của người Mông hầu như đều giống nhau, chỉ dùng tờ giấy bản, dưới chân tạo hình răng cưa, cắt 2 chùm giấy treo hai bên, dùng cây tre để cắm hương và đặt giữa phòng khách đối diện cửa chính. Bàn thờ là nơi thờ cúng tổ tiên và một năm chỉ được phép thay một lần nên gia chủ cầu khấn rất cẩn thận, dùng một con gà trống chuồng về cúng thay bàn thờ mới, rồi nhổ 4 túm lông cổ mượt nhất chấm tiết dán lên bàn thờ. Thay xong bàn thờ, con gà được luộc chín để thắp hương qua một đêm, sang ngày mùng 1 tết làm một mâm cỗ cúng tổ tiên kết thúc một năm cũ, đón năm mới và Tết năm sau mới được thay lại bàn thờ.
Ông SÙNG A KHUA PÓ
Xã Nùng Nàng, huyệnTam Đường, tỉnh Lai Châu
Dịch: Ngày tết, nhà nào tổ chức trước thì đến chung vui để chúc mừng năm mới có sức rồi khi nhà mình tổ chức ăn tết lại mời nhau để cùng chia sẻ những công việc đã qua của năm cũ, giúp nhau làm ăn trong năm mới.
Với người Mông, bánh dày không chỉ là một món ăn quen thuộc trong cuộc sống thường ngày mà nó giữ vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh. Họ quan niệm: 2 cái bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên Trái đất. Vì thế, trong những ngày Tết hay những ngày Lễ hội của dân tộc Mông thì bánh dày đã trở thành một món ăn không thể thiếu.
Xôi chín được đổ cả vào cối giã thật nhuyễn. Giã bánh dày là một công việc nặng nhọc, đòi hỏi nhiều sức lực và kỹ thuật. Bởi vậy, những người tham gia giã bánh thường là những người đàn ông, thanh niên khỏe mạnh. Mỗi lần 2 người, khi đã thấm mệt thì lại chuyển cho 2 người khác thay nhau giã. Giã càng kỹ thì bánh càng dẻo, ngon và để được lâu. Xôi đem giã đến khi dẻo và mịn thì mới hoàn thành.
Anh SÙNG A CHUA
Xã Nùng Nàng, huyệnTam Đường, tỉnh Lai Châu
Dịch: Mọi người cùng giã bánh dày, cùng vui chơi, càng có nhiều người thì càng vui. Đến tết ai cũng mong nên phải chuẩn bị cối để giã bánh cho các con cháu, khách đến thăm thì có bánh để làm quà cho khách trong năm mới để họ biết là đồng bào Mông mình cũng đã có tết và ăn tết rồi. Ăn thì không nhiều, những phải cố gắng tổ chức để các con cháu được vui chơi, ông bà, chú bác và mọi người có niềm vui, phấn khởi trong năm mới.
Một năm cũ qua đi, một mùa xuân đến bà con dân tộc Mông không chỉ làm cho gia đình, con cháu được ấm no mà họ lao động sản xuất còn để chuẩn bị một cái Tết đầy đủ hơn mời khách đến ăn cùng qua chế biến các món ăn của dân tộc để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, đoàn kết hơn trong năm mới, chúc cho gia đình bước sang năm mới luôn gặp nhiều may mắn hơn năm cũ.