Vướng quy hoạch, nguồn vốn đầu tư lớn hay việc thu hồi nguồn vốn chậm dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp e ngại đầu tư cơ sở giết mổ gia súc tập trung ở Thừa Thiên Huế.
Doanh nghiệp e ngại đầu tư cơ sở giết mổ gia súc tập trung
Tại Thừa Thiên - Huế, việc thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư cơ sở giết mổ gia súc vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là do vướng quy hoạch, nguồn vốn đầu tư lớn hay việc thu hồi nguồn vốn chậm dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp còn e ngại. Ngoài ra việc mổ chui, mổ lậu gia súc vẫn còn diễn ra, gây ô nhiễm môi trường khiến cho người dân vô cùng bức xúc.
Đơn cử như, sau khi cơ sở giết mổ tập trung gia súc Hương Sơ và Xuân Phú ở TP.Huế bị đóng cửa vào cuối năm 2016, phần lớn việc giết mổ gia súc được đẩy về các lò mổ vùng ven thành phố. Vào những dịp cao điểm, một số cơ sở giết mổ gặp rất nhiều áp lực và lúng túng.
P/v: Ông LÊ QUÝ KỆ Chủ cơ sở giết mổ gia súc tập trung Thuỷ Dương, Tx Hương Thuỷ
Hiện trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có 36 cơ sở giết mổ gia súc tập trung, với công suất khoảng 1.500 con gia súc/ngày, trong đó trâu bò khoảng 40 con/ngày.
Tuy nhiên, quy mô giết mổ của các cơ sở này vẫn còn nhỏ lẻ, lạc hậu, chủ yếu giết mổ theo phương pháp thủ công.
P/v: Ông NGUYỄN VĂN HƯNG Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thừa Thiên Huế
Vấn đề đặt ra hiện nay là trong đề án quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đã xóa bỏ, vì vậy trong phê duyệt quy hoạch kinh tế, xã hội của địa phương các cấp chưa đề cập rõ vấn đề này. Việc lựa chọn vị trí, địa điểm để đầu tư cơ sở giết mổ gia súc gặp nhiều khó khăn và lúng túng. Nguồn lực ưu tiên cho lĩnh vực này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các doanh nghiệp, cơ sở giết mổ chưa tiếp cận được nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Một số địa phương chưa thật sự quan tâm và chậm lập kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch, chưa quan tâm trong hỗ trợ đầu tư.