Giá gạo 5% tấm đạt giá 10.500 đồng/kg. Nông sản Campuchia đổ bộ vào Việt Nam. 30% diện tích sắn của Bà Rịa - Vũng Tàu nhiễm bệnh khảm lá. Trung tuần tháng 12 sẽ có đợt rét đậm đầu tiên.
GIÁ GẠO 5% tấm đạt 10.500 đồng/kg
Theo số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giảm nhẹ, trong khi giá các loại gạo tăng.Cụ thể, Gạo 5% tấm có giá cao nhất 10.500 đồng/kg, giá bình quân 10.307 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg. Gạo 15% tấm có giá cao nhất 10.200 đồng/kg, giá bình quân 10.083 đồng/kg, tăng 75 đồng/kg. Gạo 25% tấm có giá cao nhất 10.100 đồng/kg, giá bình quân 9.892 đồng/kg, tăng 142 đồng/kg. Cùng với đà tăng của giá gạo trong nước, giá gạo xuất khẩu trong tuần qua cũng điều chỉnh tăng mạnh. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 438 USD/tấn, tăng 8 – 13 USD/tấn so với tuần trước, đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2021. Gạo 25% tấm ở mức 418 USD/tấn. Với mức giá này, hiện giá gạo Việt Nam tiếp tục duy trì đà dẫn đầu thế giới.
NÔNG SẢN CAMPUCHIA ĐỔ BỘ VÀO VIỆT NAM
Theo Tổng cục Hải quan, các mặt hàng nông sản từ Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam đang có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây.Trong 10 tháng năm nay, Việt Nam đã chi tới hơn 4,13 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng từ nông sản Campuchia. Trong đó, hai mặt hàng nông sản Việt Nam nhập khẩu lớn nhất là cao su đạt 1,3 tỷ USD, hạt điều 1,1 tỷ USD. Ngoài ra, xuất khẩu gạo từ Campuchia sang Việt Nam đạt hơn 500 triệu USD, tăng hơn 20%, hàng rau quả 50 triệu USD, tăng hơn 45%.Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt có xu hướng sang nông sản Campuchia thuê đất nông nghiệp để trồng khoai, sắn, mía, ngô hay nuôi bò... do quỹ đất nông nghiệp của quốc gia này còn rất lớn; giá thuê đất thấp và chi phí lao động rẻ hơn Việt Nam nên sau khi thu hoạch các sản phẩm xuất trở lại phục vụ nhu cầu trong nước, và chế biến xuất khẩu.
30% DIỆN TÍCH TRỒNG SẮN CỦA BÀ RỊA - VŨNG TÀU NHIỄM BỆNH KHẢM LÁ
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá trên địa bàn tỉnh tính đến cuối tháng 11 là gần 2.245 ha chiếm khoảng 30% diện tích trồng sắn. với diện tích nhiễm nặng tỷ lệ 70-80% là gần 1.250 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Đức, Xuyên Mộc.Trước thực trạng trên, ngành nông nghiệp địa phương đã hướng dẫn nông dân cách nhận diện, các biện pháp tiêu hủy và phòng chống theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.Bên cạnh đó, Chi cục cũng khuyến cáo nông dân không trồng giống sắn nhiễm bệnh cho niên vụ sau.
TRUNG TUẦN THÁNG 12 SẼ CÓ ĐỢT RÉT ĐẬM ĐẦU TIÊN
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đợt rét đậm, rét hại đầu tiên của mùa Đông năm nay sẽ xảy ra vào khoảng dịp Noel, trung tuần và khoảng nửa cuối của tháng 12/2022. Các rét đậm, rét hại tiếp theo dự báo sẽ tập trung vào tháng Một và nửa đầu tháng Hai năm 2023.Nơi có nền nhiệt độ thấp nhất sẽ là các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Cạn, Lạng Sơn...; đặc biệt là tại những nơi có địa hình núi cao ở khu vực nàyÔng Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, do tác động của biến đổi khí hậu, xu hướng nhiệt độ tăng trong tương lai gần như chắc chắn. Dù thế giới có cắt giảm phát thải khí nhà kính ngay lập tức thì lượng khí nhà kính trong bầu khí quyển hiện nay cũng đã làm cho Trái Đất nóng lên hơn 1 độ C so với hiện nay vào giữa thế kỷ.