Từ nguồn kinh phí của Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã xây dựng thử nghiệm mô hình 'Nuôi thâm canh cá chim vây vàng theo hướng VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm'.
Nuôi cá chim vây vàng trên ao tôm bỏ hoang
Từ nguồn kinh phí của Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã xây dựng thử nghiệm mô hình 'Nuôi thâm canh cá chim vây vàng theo hướng VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm'.
Tại thôn Thuận Đầu, xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã thử nghiệm xây dựng mô hình “Nuôi thâm canh cá chim vây vàng theo hướng VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm”. Mô hình này triển khai nhằm tận dụng diện tích mặt nước mặn nuôi tôm kém hiệu quả, góp phần đa dạng hoá đối tượng nuôi, thúc đẩy nghề nuôi cá biển có giá trị kinh tế cho người dân Quảng Trị và qua đó hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá Chim vây vàng trong ao lót bạt tại Quảng Trị. Hiện mô hình thực hiện trên diện tích ao nuôi đạt hơn 2000 m², số lượng cá giống thả nuôi là 6.000 con. Kích cỡ cá giống thả lúc đầu từ 6 đến 8 cm.
Pv ông Võ Chí Thắng, thôn Thuận Đầu, xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
Được sự quan tâm của khuyến nông hỗ trợ cho bản thân tôi thức ăn, giống. qua quá trình nuôi 4,5 tháng tôi thấy cá nuôi ổn định sẽ có lãi hơn các đối tượng khác, mô hình này tôi thấy phù hợp cho bà con vùng này phát triển.
Trong quá trình triển khai, hộ nuôi luôn thực hiện đầu tư chăm sóc, tuân thủ và thực hiện tốt yêu cầu đặt ra của cán bộ kỷ thuật, cập nhật thông tin kịp thời để triển khai mô hình nuôi tốt nhất. Đến nay sau 5 tháng triển khai, cá có tốc độ phát triển nhanh, sức đề kháng tốt, kích cỡ cá trung bình 0,55 kg một con, tỉ lệ sống ước đạt trên 90%. Với giá bán 135.000 đồng/kg, mang về cho hộ nuôi nguồn lợi khoảng 250 triệu/ha.
Ông Đào Ngọc Hoàng – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị
Bước đầu có thể khằng định cá nuôi phù hợp ở địa bàn quảng trị, cho khả năng tăng trọng cao, hiệu quả nuôi cá chim vây vàng này cao hơn và an toàn hơn so với nuôi tôm trong giai đoạn hiện nay, và đặc biệt chi phí thức ăn FCA khoảng 1,5kg/1kg tang trọng, thì với đối tượng này hoàn toàn khả thi để nhân rộng mô hình này lên trên địa bàn quảng trị. thời gian tới chúng tôi tiếp tục khuyến cáo trung tâm khuyến nông và cá địa phương tiếp tục nghiên cứu đánh giá và tiếp tục nhân rộng mô hình này rộng rãi trên địa bà toản tỉnh nhất là các vụng nuôi ytoom cho hiệu quả thấp trên địa bàn.
Có thể thấy, mô hình triển khai đã tận dụng được quỹ đất bỏ hoang của các hộ nuôi, chuyển đổi qua một đối tượng nuôi mới, độ rủi ro thấp hơn, giảm sức cạnh tranh của cá được đánh bắt tại các vùng biển và các đối tượng nhập khẩu khác, đem lại nguồn thu nhập cho người dân. Trung tâm khuyến nông tỉnh cũng sẽ phối hợp với các bên liên quan nhân rộng mô hình, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.