‘Hốt bạc’ nhờ nuôi thâm canh cá chim vây vàng VietGAP. Trâu to nhất lịch sử Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn 2023 vô địch. Nuôi lợn rừng lai lợi nhuận 2 triệu đồng/con. Gỡ vướng cho các trường đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp.
Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị thực vừa hiện thành công đề tài khoa học “Xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi thâm canh cá chim vây vàng theo hướng VietGAPgắn với tiêu thụ sản phẩm”.
Gia đình ông Võ Chí Thắng tại xã Hải An, huyện Hải Lăng được hỗ trợ 100% chi phí vật tư đầu vào. Trên diện tích 2 nghìn mét vuông, ông Thắng thả 6.000 con cá giống, kích cỡ 300 con/kg. Quá trình nuôi chủ yếu sử dụng chế phẩm vi sinh, thức ăn công nghiệp dành cho cá biển có độ đạm trên 40%.
Sau 5 tháng, cá đạt trọng lượng từ 0,45 – 0,5 kg/con, tỉ lệ sống trên 90%. Dự kiến sau 8 tháng nuôi cá có thể đạt trọng lượng từ 0,6 – 0,7kg/con, tỉ lệ sống từ 70% – 80%, năng suất 3,2 tấn đối với ao nuôi 2 nghìn m2 (tương đương 16 tấn/ha). Với giá bán 150.000 đồng/kg, mô hình cho lợi nhuận từ 600 đến 750 triệu đồng/ha. cá chim vây vàng
Trâu to nhất lịch sử Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn 2023 vô địch
Đinh Mười
Sáng 23/9, vòng chung kết Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn 2023 đã chính thức diễn ra rất sôi nổi.
Vòng đấu có sự góp mặt của 16 trâu, đến từ 6 phường trên địa bàn quận Đồ Sơn với tổng cộng 15 trận đấu. Điểm nhấn của vòng chung kết lễ hội chọi trâu năm 2023 là trâu số 03 của ông Lưu Đình Nam, đến từ phường Vạn Hương.
Trâu được mua từ Thái Lan năm 2022, có chiều cao 160, chiều dài 257, vòng ngực 257, chiều cao sừng 42, độ rộng sừng 80 trốn khoáy sau, đuôi trai, móng sò, lông da đen, ngực nở. Được đánh giá là to và nặng nhất trong lịch sử lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2023.
Kết thúc giải đấu, trâu số 03 giành giải nhất, trâu số 09 giành giải nhì, trâu số 10 và trâu số 13 giành giải 3. Giải cặp đấu hay nhất giành cho trâu 01 và 09, giải đánh hay nhất được giành cho trâu 13.
Theo điều lệ giải, giải nhất chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2023 được giải thưởng 100 triệu đồng, giải nhì là 60 triệu đồng và đồng giải ba mỗi giải được 30 triệu đồng.
Nuôi lợn rừng lai lợi nhuận 2 triệu đồng/con
Văn Vũ sx
Thời gian qua, tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nhiều hộ dân áp dụng mô hình nuôi lợn rừng lai, bước đầu đem lại hiểu quả vì giá bán luôn ở mức rất cao.
Theo người dân, lợn rừng lai có thể nuôi trong chuồng hoặc thả lang đều được, thức ăn là các loại rau, củ quả hoặc bã đậu nành. Lợn con sau 8 tháng nuôi sẽ đạt trọng lượng từ 25-30kg, với giá hiện tại giao động từ 140-150 ngàn đồng/kg, trừ hết các khoảng chi phí người nuôi lãi hơn 2 triệu đồng/con thương phẩm.
Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết, mô hình nuôi lợn rừng lai đang phát triển mạnh ở huyện, do không yêu cầu kỹ thuật cao, rất thích hợp với những nông hộ nuôi ít vốn và ít đất sản xuất.
Gỡ vướng cho các trường đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp
Trần Phi sx
Sáng 23/9, Thứ trưởng Trần Thanh Nam và đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chuyến thăm và làm việc tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ tại Bình Dương.
Trong buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã thăm cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của Nhà trường và đưa ra chỉ đạo và định hướng cho Nhà trường trong tương lai. Đại diện nhà trường kiến nghị lãnh đạo Bộ tiếp tục quan tâm đầu tư nguồn lực để Nhà trường trở thành trường đào tạo nghề Nông - lâm nghiệp chất lượng cao của Bộ.
Trước đó, vào chiều 22/9, tại Đồng Nai, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cùng đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến thăm Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi.
Với cơ sở vật chất hiện đại và không ngừng hoàn thiện, Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi đang dần trở thành điểm nhấn của khu vực trong đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả khu vực Đồng Nam Bộ. Không chỉ đào tạo nguồn nhân lực trong nước mà đây còn là nơi cung cấp nhân lực kĩ thuật cao cho các nước.