Một số vùng núi cao ở Bắc Kạn có không khí mát mẻ quanh năm, mở ra cơ hội cho hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi thủy sản nước lạnh.
Bằng Phúc thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, nơi có độ cao trung bình khoảng 900m so với mực nước biển, vì vậy nơi đây có khí hậu lạnh về mùa đông thường xuyên xuống mức trên dưới 0 độ C, nhiệt độ mùa hè cũng thường dưới 30 độ. Đây là điều kiện lý tưởng cho phát triển chăn nuôi các loại cá nước lạnh, cũng chính vì lý đó, đã có một số hộ dân tập trung đầu tư mô hình chăn nuôi cá tầm, cá hồi.
Bà NÔNG THỊ LAN, Trai trại cá Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
(Tháng 11, 12 vừa nuôi bây giờ đã ăn được rồi, khách về đi lại ăn, cá to thì đi nhà hàng ở Thái Nguyên hết).
Đây là trang trại nuôi cá nước lạnh cá hồi, cá tầm của anh Đặng Hành Dũng ở xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Sau nhiều năm vừa làm vừa học hỏi trên mạng, vừa rút kinh nghiệm từ thực tiễn, đến nay trang trại của anh Dũng đã có quy mô khá lớn. Hiện nay, một kg cá tầm từ 300 đến 350 nghìn đồng/kg, cá hồi từ 400 đến 450 nghìn đồng, sau khi trừ chi phí, mỗi năm anh Dũng thu về hàng trăm triệu đồng.
Anh ĐẶNG HÀNH DŨNG, Yến Dương,huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
(Lợi nhuận của con cá tầm, cá hồi nay em thấy cao nên em cũng thấy phù hợp với khí hậu bản địa mình nên em chọn để khởi nghiệp. Trong thời gian tới em sẽ mở rộng mô hình để có đầu ra tốt hơn – 23s).
Tại Bắc Kạn hiện có 4 mô hình trang trại nuôi cá nước lạnh cá hồi, cá tầm. Qua nhiều năm hoạt động cho thấy hiệu quả cao. Do khí hậu phù hợp, cá lớn nhanh, chất lượng tốt nên sản phẩm cá hồi, cá tầm của Bắc Kạn được thị trường chấp nhận.
Một số trang trại cá hồi, cá tầm ở trên núi cao, khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp nên các chủ trang trại đã phát triển thêm du lịch trải nghiệm tại chỗ. Du khách đến vừa được thưởng thức cá, vừa được tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa người dân bản địa. Nhờ đó, người dân xung quanh cũng có thêm thu nhập.