Viện Nghiên cứu Hải sản hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm cua cà ra trong ao đầm nước ngọt phục vụ người dân nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Thái Bình.
Nuôi thương phẩm cua cà ra trong ao đầm nước ngọt
Cua cà ra hay vẫn thường gọi là: cà ra, cua lông, cua sông,.. phân bố ở khắp các thủy vực nước ngọt, nước lợ ở miền Bắc nước ta, nhiều là ở một số như: Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định,...
Cua cà ra có giá trị kinh tế, chất lượng về dinh dưỡng cao, là một trong những loại đặc sản vùng nước ngọt nhưng dành phần lớn thời gia để sinh sống ở cả vùng nước ngọt và nước lợ. Cua cà ra có giá thành rất cao, dao động 250.000-600.000đ/1kg nên đang bị khai thác cường độ cao, ngày càng khan hiếm.
Tại Thái Bình, những gần đây việc khai thác cua cà ra ở các con sông nhánh gần như không còn do nhiều nguyên dân mà chúng chủ yếu được khai thác từ tự nhiên ở các con sông lớn như: Sông Hồng, sông Trà Lý, sông Luộc, sông Hóa,...
Để giảm áp lực khai thác tận diệt ngoài tự nhiên cũng như nhằm phục hồi nguồn lợi cua cà ra, Viện Nghiên cứu Hải sản đã nghiên cứu quy trình nuôi thương phẩm cua cà ra trong ao đầm nước ngọt phục vụ người dân nuôi trồng thủy sản và sau là tìm cách bảo vệ và phát triển nguồn lợi đối tượng này.
Việc nghiên cứu bắt đầu thực hiện từ năm 2021 với 3 mục tiêu chính đó là: Xác định vùng phân bố, khu vực nuôi cua cà ra tiềm năng tại Thái Bình; xây dựng quy trình nuôi cua cà ra thương phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái và xây dựng mô hình nuôi cua cà ra thương phẩm tại Thái Bình.
Sau 3 năm triển khai nghiên cứu và nuôi thí điểm, đầu tháng 12/2023, đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu đề tài. Thành công của đề tài nghiên cứu đã góp phần đa dạng hoá đối tượng nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đầm nuôi, tận dụng và mở rộng diện tích vùng nước ngọt, tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng người dân.