| Hotline: 0983.970.780

Cần thêm ‘chất xúc tác’ cho trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC

Bài 1. Đừng để Nghị quyết trồng rừng gỗ lớn nằm trên giấy

Thứ Năm 23/03/2023 , 21:55 (GMT+7)

Rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC đem lại lợi ích bền vững nhưng vì sao người dân chưa mặn mà? Mục tiêu sẽ đi đến đâu nếu Nghị quyết vẫn nằm trên giấy?

Trồng rừng gỗ lớn cho hiệu quả kinh tế vượt trội. Ảnh: Võ Dũng.

Trồng rừng gỗ lớn cho hiệu quả kinh tế vượt trội. Ảnh: Võ Dũng.

Năm 2016, thực hiện chủ trương trồng rừng gỗ lớn, ông Lê Thanh Lâm, trú tại thôn Minh Phước, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) chuyển hóa 2 ha rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn và được cấp chứng chỉ FSC. Đầu tư tiền giống, phân bón hết 50 triệu đồng cho chu kỳ 8 năm, nếu bán 2 ha rừng gỗ lớn ở thời điểm này, ông Lâm sẽ thu về gần 400 triệu đồng. Trừ chi phí đầu tư (chưa kể công chăm sóc và khai thác), ông vẫn còn gần 350 triệu đồng/2ha.

Bài liên quan

Còn nếu trồng 2 chu kỳ gỗ nhỏ/2ha (mỗi chu kỳ 4-5 năm), gia đình ông phải đầu tư khoảng 100 triệu đồng tiền giống, phân bón. Hai lần bán gỗ dăm ông cũng chỉ thu về khoảng 320 triệu đồng. Trừ chi phí giống và phân bón, ông Lâm còn 220 triệu đồng. Chưa kể, tiền công khai thác sẽ tăng gần gấp đôi so với trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC.

Theo ông Lâm, nếu rừng gỗ lớn của ông để đến 10 năm thì lợi nhuận còn có thể cao hơn nhiều rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC cao hơn gỗ dăm 10-15%.

Ví dụ về mô hình của ông Lâm chứng tỏ hiệu quả kinh tế vượt trội của việc trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC so với trồng rừng gỗ dăm. Thế nhưng, không phải ai cũng nghĩ và làm được như ông.

Trước đó, vào năm 2016, UBND xã Vĩnh Sơn vận động người dân trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC. Tại thời điểm đó, ông Lâm là Chi hội trưởng Chi hội Rừng FSC Dục Đức. Có 11 hộ dân đăng ký tham gia chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành gỗ lớn hướng tới việc cấp chứng chỉ rừng FSC với tổng diện tích 30 ha. Thế nhưng, chỉ ít năm sau, khi giá gỗ dăm đột ngột tăng cao, nhiều hộ đã xin ra khỏi chi hội và khai thác rừng bán gỗ dăm. Vì thế, tổng diện tích đất trồng hoặc được chuyển hóa thành rừng gỗ lớn tại Chi hội Rừng FSC Dục Đức hiện chỉ còn 20 ha.

Tuy nhiên, người dân Quảng Trị chưa mặn mà với trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC. Ảnh: Võ Dũng.

Tuy nhiên, người dân Quảng Trị chưa mặn mà với trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC. Ảnh: Võ Dũng.

“Nhiều người nhận thức được lợi ích trồng rừng gỗ lớn cả về vấn đề kinh tế lẫn môi trường. Tuy nhiên, chu kỳ trồng rừng gỗ lớn dài trong khi điều kiện kinh tế của đa phần người trồng rừng đều khó khăn, họ muốn quay vòng vốn nhanh. Rủi ro do thời tiết cực đoan, giá cả thất thường khiến người dân thời điểm nào cây đủ sinh khối và được giá là bán ngay” – ông Lâm chia sẻ.

Ông Hồ Ngọc Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Linh cho hay, toàn xã có trên 400 ha rừng keo nhưng hiện chỉ có 10 ha rừng gỗ lớn, 20 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC. Với tình hình giá cả gỗ rừng trồng thất thường như hiện nay, không lấy gì để đảm bảo diện tích rừng gỗ lớn, rừng được cấp chứng chỉ FSC sẽ tăng.

“Nghị quyết HĐND xã Vĩnh Sơn Khóa VII, Nhiệm kỳ 2021 – 2026 đặt mục tiêu mỗi năm tăng 10 ha rừng gỗ lớn, rừng FSC để nâng cao đời sống người trồng rừng. Tuy nhiên, thực tế người dân không thực sự mặn mà, họ chỉ trồng rừng gỗ dăm, quay vòng vốn nhanh. Họ cho rằng, trồng rừng gỗ nhỏ rủi ro thấp hơn nhưng cả lý thuyết lẫn thực tiễn cho thấy, trồng rừng gỗ lớn chưa hẳn đã nhiều rủi ro hơn trồng rừng gỗ dăm. Chúng tôi đã giải thích như vậy, nhiều người đã hiểu nhưng vẫn chỉ trồng rừng gỗ dăm. Thực sự để người dân yên tâm trồng rừng gỗ lớn, rừng FSC thì Nhà nước cần sớm triển khai các chính sách hỗ trợ” – ông Quyết cho biết.

Đừng để nghị quyết trồng rừng gỗ lớn chỉ nằm trên giấy. Ảnh: Võ Dũng.

Đừng để nghị quyết trồng rừng gỗ lớn chỉ nằm trên giấy. Ảnh: Võ Dũng.

Cũng theo ông Quyết, việc người dân trồng rừng gỗ lớn tại Vĩnh Sơn xuất phát trước hết từ chương trình hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị. Thời điểm triển khai, ngoài các chương trình tập huấn, hộ trồng rừng gỗ lớn được hỗ trợ giống và phân bón. Tuy nhiên, diện tích hỗ trợ có hạn, khi hết chương trình người dân lại quay sang trồng rừng gỗ dăm. Vì vậy, Nghị quyết HĐND xã đề ra nhưng rất khó thực hiện.

Rừng gỗ lớn được cấp chứng chỉ FSC chủ yếu thuộc về các công ty lâm nghiệp

Quảng Trị là một trong những tỉnh đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng nhận quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC cho các tổ chức, mô hình nhóm hộ gia đình. Tuy nhiên, trong tổng số gần 16,2 nghìn ha rừng trồng keo được cấp chứng chỉ FSC, các hợp tác xã và nhóm hộ gia đình chỉ có gần 2,9 nghìn ha. Đa phần diện tích rừng keo tiêu chuẩn FSC thuộc về các công ty lâm nghiệp.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Cần tăng đầu tư, hỗ trợ lực lượng bảo vệ rừng

Yên Bái là điểm nóng về cháy rừng, ý thức người dân chưa cao, địa hình chia cắt, lực lượng mỏng, thiếu thiết bị chuyên dụng nên công tác chống cháy rừng còn gian nan.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.