Để phát triển kinh tế cho người dân vùng biên giới, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã triển khai mô hình nông lâm kêt hợp tại thôn Cheeng, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa với diện tích 2.2 ha.
XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP CHO NGƯỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI
Để phát triển kinh tế cho người dân vùng biên giới, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã triển khai và thực hiện mô hình nông lâm kêt hợp tại thôn Cheeng, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa với diện tích 2.2 ha. Qua quá trình triển khai mô hình đã cho thấy những tín hiệu ban đầu rất khả quan. Đây là mô hình trồng mới vào tháng 8 năm 2021, gồm 3 hộ dân tham gia. Với mô hình nông lâm kết hợp các giống cây đưa vào trong mô hình là Cây Lát hoa; Cây Bơ 034; Cây Sầu riêng; Cây Mít thái; Cây Đinh lăng. Để thực hiện mô hình cán bộ kỷ thuật đã tập huấn hướng dẫn kỹ thuật làm đất toàn diện, xử lý vôi và bón lót phân vi sinh, kết hợp bón thêm lân và phân chồng hoai mục để trồng cây theo đúng quy trình kỹ thuật.
Anh Văn Ngọc Khánh - Thôn Cheeng, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa.
Trong quá trình triển khai mô hình cho tôi làm tôi thấy mô hình phát triển khá tốt, tôi nhờ bên trung tâ họ hỗ trợ hướng dẫn tưới nước định kỳ, bón phân với chăm sóc cây, tủ gốc. So với các nhà khác thì tôi thấy phát triển khá hiệu quả hơn.
Sau 1 năm triển khai mô hình đã thể hiện rõ khả năng thích ứng cao, tỉ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Các loại cây bơ 034, mít Thái, lát hoa sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống cao 95%; cây đang giai đoạn phân cành. Lát hoa cao 95-100cm; mít Thái cao 100-102cm, có 8-12 cành; bơ 034 cao 67 - 85cm, có 6-10 cành; cây Sầu riêng, chiều cao từ 92-107cm, có 7-9 cành C1; tỷ lệ ra cành C2 khoảng 20%; cây Đinh lăng sinh trưởng, phát triển bình thường. Hiện cán bộ kỷ thuật tiếp tục chỉ đạo hộ dân các biên pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh phát sinh gây hại.
Ông Phan Ngọc Đồng – Phó Giám Đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị
Thông qua mô hình sẽ nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích sử dụng đất, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai những mô hình như thế này trên địa bàn các xã khác. Thông qu mô hình sẽ góp phần giúp cho người dân các biên pháp canh tác ổn định, bền vững và nâng cao giá trị sử dụng đất cho bà con đảm bảo ổn định cuộc sống.
Việc triển khai mô hình nông lâm kết hợp, với sự đa dạng về sản phẩm đầu ra, cho thu hoạch vào nhiều thời điểm khác nhau, sẽ đem lại hiệu quả và cho thu nhập cao cho nông hộ. Bên cạnh đó định hướng canh tác bền vững trên đất dốc dưới hình thức nông lâm kết hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các khu vực đồi núi. Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng như hiện nay thì nông lâm kết hợp là một mô hình phát triển mang tính bền vững.