| Hotline: 0983.970.780

Nghề sản xuất nông lâm kết hợp

Thứ Hai 09/09/2013 , 09:39 (GMT+7)

Người học sau khi tốt nghiệp có cơ hội tự tổ chức SX tại trang trại, hộ gia đình. Là hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp SXKD nông lâm nghiệp.

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề.

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên.

Số lượng mô đun đào tạo: 05 mô đun.

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề. 


Một mô hình nông lâm kết hợp: Cây củ đậu trồng xen cây cao su

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được những khái niệm cơ bản về thị trường; Kinh tế thị trường; Đặc điểm, mục tiêu và lợi ích của SX nông lâm kết hợp.

+ Phân biệt được đặc điểm và điều kiện áp dụng của một số hệ thống nông lâm kết hợp đang được ứng dụng rộng rãi hiện nay.

+ Trình bày được đặc điểm, giá trị kinh tế và kỹ thuật trồng các nhóm cây lâu năm, cây ngắn ngày, cây che phủ đất trong hệ thống nông lâm kết hợp.

+ Nêu được vai trò, tầm quan trọng, đặc điểm và kỹ thuật nuôi dưỡng một số loài gia súc, gia cầm và cá trong hệ thống nông lâm kết hợp.

+ Trình bày được những yêu cầu về lập kế hoạch và hạch toán SXKD trong nông lâm kết hợp.

- Kỹ năng:

+ Xác định được nhu cầu thị trường và lựa chọn được sản phẩm phù hợp để tổ chức SX nông lâm kết hợp.

+ Thiết kế và xây dựng được hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và nhu cầu của thị trường SX.

+ Lựa chọn được loài cây trồng, vật nuôi và phương thức trồng, nuôi dưỡng phù hợp với đặc thù của các hệ thống nông lâm kết hợp và điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương.

+ Thực hiện được các công việc: trồng, nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo quản các sản phẩm nông lâm kết hợp đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.

+ Lập được kế hoạch SX, tiêu thụ sản phẩm và hạch toán được doanh thu và lợi nhuận.

- Thái độ:  

+ Có trách nhiệm đối với quá trình SX và sản phẩm, đảm bảo an toàn cho người, bảo vệ môi trường và phát triển SX bền vững.

+ Sử dụng tiết kiệm vật tư và có ý thức giữ gìn dụng cụ, trang thiết bị SX.

2. Cơ hội làm việc

Người học sau khi tốt nghiệp có cơ hội tự tổ chức SX tại trang trại, hộ gia đình. Là hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp SXKD nông lâm nghiệp. 

II. THỜI GIAN KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 11 tuần

- Thời gian thực học: 400 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khoá học: 40 giờ (trong đó ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian học tập

- Thời gian học tập: 440 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 400 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 100 giờ

+ Thời gian học thực hành: 300 giờ 

III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng

số

Trong đó

thuyết

Thực hành

Kiểm

 tra *

MĐ 01

Xác định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm nông lâm kết hợp

56

12

38

6

MĐ 02

Thiết lập hệ thống nông lâm kết hợp

80

14

58

8

MĐ 03

Trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp

132

36

84

12

MĐ 04

Chăn nuôi trong hệ thống nông lâm kết hợp 

100

24

68

8

MĐ 05

Lập kế hoạch và hạch toán sản xuất nông lâm kết hợp

56

14

36

6

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

440

100

284

56

* Ghi chú: Bao gồm cả số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun.

 IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1.Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian; phân bổ thời gian và chương trình mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “SX nông lâm kết hợp” được dùng dạy nghề cho nông dân và người lao động có nhu cầu học tập. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

- Mô đun 01: “Xác định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm nông lâm kết hợp” có tổng số thời gian đào tạo là 56 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 38 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Đây là mô đun cơ sở của nghề cung cấp những kiến thức, kỹ năng tìm hiểu nhu cầu thị trường về các sản phẩm nông lâm kết hợp để lựa chọn sản phẩm nông lâm kết hợp từ đó xác định được các hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp với yêu cầu đầu ra của sản phẩm.

- Mô đun 02: “Thiết lập hệ thống nông lâm kết hợp” có tổng số thời gian đào tạo là 80 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 58 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Đây là mô đun trọng tâm chuyên môn của nghề, cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản để thiết lập và xây dựng các hệ thống nông lâm kết hợp dựa trên các môn học cơ sở và mô đun chuyên môn.

- Mô đun 03: “Trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp” có tổng số thời gian đào tạo là 132 giờ, trong đó có 36 giờ lý thuyết, 84 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Đây là mô đun chuyên môn, cung cấp những kiến thức và kỹ năng trồng và chăm sóc một số loài cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực, cây công nghiệp trong hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu và thị trường của từng vùng miền.

- Mô đun 04: “Chăn nuôi trong hệ thống nông lâm kết hợp” có tổng số thời gian đào tạo là 100 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Đây là mô đun chuyên môn, cung cấp một số kiến thức và kỹ năng trong nuôi dưỡng, chăm sóc các vật nuôi trong hệ thống nông lâm kết hợp.

- Mô đun 05: “Lập kế hoạch và hạch toán SX nông lâm kết hợp” có tổng số thời gian đào tạo là 56 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 36 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Đây là mô đun cơ sở, cung cấp những kiến thức và kỹ năng xác lập kế hoạch và hạch toán chi phí cho hoạt động SX nông lâm kết hợp của hộ gia đình.

Chương trình được sử dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học tập; sử dụng biên soạn các chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn về SX nông lâm kết hợp. Chương trình có thể tổ chức giảng dạy tập trung tại các cơ sở dạy nghề hoặc tại địa phương.

Để giảng dạy các mô đun, giáo viên cần được tập huấn về phương pháp giảng dạy theo mô đun; giáo viên cần có kỹ năng thực hành nghề, có phương pháp giảng dạy thích hợp với đối tượng học viên là lao động nông thôn. Kết hợp phương pháp giảng dạy thuyết trình, thảo luận nhóm, làm mẫu và hướng dẫn các bài thực hành tại hiện trường.  

 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học

TT

Mô đun/môn học kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp, trắc nghiệm hoặc viết

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

 

 

 

 

3. Các chú ý khác

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho người học đi thăm quan tại các cơ sở sản xuất theo mô hình nông lâm kết hợp; tổ chức các hoạt động ngoại khoá và hoạt động văn hoá, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

Xem thêm
Một số nơi phát triển nóng nuôi cá nước lạnh

Cá nước lạnh đang có lợi thế phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, việc sản xuất gặp không ít khó khăn về môi trường, dịch bệnh..., một số nơi phát triển nóng.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.