Công tác phòng chống kháng thuốc là một nhiệm vụ ưu tiên của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, cần sự chung tay của các Bộ, ngành liên quan như Y tế, Công thương…
Đối phó với tình trạng kháng thuốc là nhiệm vụ ưu tiên của ngành nông nghiệp
Công tác phòng chống kháng thuốc là một nhiệm vụ ưu tiên của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, cần sự chung tay của các bộ, ngành liên quan như Y tế, Công thương…
Với mục tiêu giảm thiểu nguy cơ về kháng kháng sinh cho cộng đồng thông qua việc quản lý sử dụng kháng sinh và kiểm soát kháng kháng sinh trong nông nghiệp tại Việt Nam.
Trong hai ngày 5-6/12/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Bộ Y tế đồng tổ chức Hội nghị chuyên đề về phối hợp đa ngành trong phòng, chống kháng thuốc: Từ chính sách đến hành động với sự hỗ trợ của Quỹ Fleming, Vương quốc Anh thông qua Tổ chức Sức khỏe gia đình quốc tế (FHI360).
Theo ông Nguyễn Văn Long – Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN-PTNT khẳng định Mục tiêu chính ngành đặt ra là phòng chống, kiểm soát, không để xảy ra tình trạng kháng thuốc. Mục tiêu cao nhất là đảm bảo cho sk cho con người, cũng thể hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế rằng chúng ta không chỉ bảo vệ sk của người dân VN mà để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc từ động vất sang người và từ quốc gia này sang quốc gia khác.
PV: ông Nguyễn Văn Long – Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN-PTNT
“Ngành thú y và Cục y đã và đang làm mấy việc. Một, đấy là tăng cường năng lực về giám sát kháng thuốc để chúng ta biết được cái tình trạng sử dụng thuốc hiện nay như thế nào. Hai là chúng ta xác định được là mối nguy từ cái việc sử dụng thuốc không đúng cách thì dẫn đến cái kháng thuốc là như thế nào. Thứ ba là chúng ta có cái kế hoạch để chúng ta hành động giảm thiểu, tiến tới là không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi với mục đích là dự phòng như hiện nay. Cụ thể trong cái quy định của pháp luật là đến năm 2026 thì chúng ta sẽ chấm dứt trong cái việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, trong nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho cái việc là phòng bệnh như trước đây mà chúng ta sẽ tiến tới sẽ sử dụng, sẽ kiểm soát rất là chặt trong việc sử dụng kháng sinh”
Theo chuyên gia từ Bộ Y tế, nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu là phối hợp hành động và đáp ứng liên ngành để phòng, chống kháng thuốc. Các bên cần phối hợp xây dựng Khung hành động chung làm nền tảng cho sự hợp tác đa ngành; Điều phối, triển khai, giám sát các hành động theo trách nhiệm cụ thể của mỗi ngành, xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động cho từng lĩnh vực y tế, nông nghiệp, môi trường, công thương để giải quyết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc trong các lĩnh vực tương ứng.
PV: PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc, Bộ Y tế
“các cơ sở, kể cả từ cơ sở bán thuốc của thú y cũng như cơ sở bán thuốc của bên hệ thống y tế cũng phải thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước và đặc biệt đó là vấn đề tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn thể các thầy thuốc, các y, bác sĩ và các cán bộ trong công tác thú y, rồi bảo vệ thực vật có được một cái nền tảng, một cái kiến thức để mà làm sao sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý, an toàn và hiệu quả”
Chống lại tình trạng kháng thuốc là cuộc chiến của tất cả các bên và phương pháp Một sức khỏe là chìa khóa để thành công. Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã đưa ra các giải pháp để đảm bảo việc sử dụng kháng sinh hợp lý và hạn chế tình trạng kháng thuốc. Điều này bao gồm việc đưa ra chỉ định chính xác, hướng dẫn sử dụng kháng sinh đúng cách và theo dõi thời gian sử dụng kháng sinh.
Tuy nhiên, tốc độ nghiên cứu và bào chế thuốc kháng sinh thế hệ mới hiện không phát triển kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc. Do đó, công tác tổ chức các chương trình giáo dục và truyền thông thay đổi nhận thức và thực hành về việc sử dụng kháng sinh cần được thúc đẩy để ngăn chặn sự lạm dụng kháng sinh trong ngành y tế, chăn nuôi, thú y và cộng đồng.