Từ năm 2026 kháng sinh chỉ được sử dụng trong đơn thuốc thú y. Giải pháp canh tác tuần hoàn, giảm phát thải cho nông hộ nhỏ. Bộ Công thương hỗ trợ 25 địa phương xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm OCOP. Giá cam sành ở miền Tây chỉ còn 3.000 - 4.000 đồng/kg.
Từ năm 2026 kháng sinh chỉ được sử dụng trong đơn thuốc thú y
Với mục tiêu giảm thiểu nguy cơ về kháng kháng sinh cho cộng đồng thông qua việc quản lý sử dụng kháng sinh và kiểm soátkháng kháng sinhtrong nông nghiệp tại việt nam, sáng 5/12 tại hà nội, bộ nn-ptnt tổ chức hội nghị về kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.
Phát biểu tại hội nghị, bộ trưởng bộ nn-ptnt lê minh hoan nhấn mạnh, bộ y tế, bộ nn-ptnt đều xác định công tác phòng chống kháng kháng sinh là một nhiệm vụ ưu tiên của ngành. Tuy nhiên, không thể đơn lẻ từng ngành, từng bộ mà cần sự chung tay gắn kết của các bộ, ngành liên quan như: tài nguyên và môi trường, công thương và đặc biệt là các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, khối tư nhân trong và ngoài nước.
Bộ nn-ptnt đã không cho phép sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi kể từ ngày 1/1/2018 và đang trong lộ trình giảm sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi và hướng tới cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh với mục đích phòng bệnh trong chăn nuôi.
Như vậy, từ năm 2026 trở đi thuốc thú y sẽ chỉ được dùng để điều trị dự phòng, điều trị bệnh động vật nuôi được chẩn đoán mắc bệnh và phải theo đơn thuốc của người được phép kê đơn thuốc thú y.
Giải pháp canh tác tuần hoàn, giảm phát thải cho nông hộ nhỏ
Sáng 5/12, hội thảo “thay đổi các hệ thống canh tác trồng trọt - chăn nuôi quy mô nhỏ thích ứng với biến đổi khí hậu, theo định hướng thị trường và bền vững, phù hợp với chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” do viện thổ nhưỡng nông hóa, viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía bắc phối hợp với đại học queensland và trung tâm nông nghiệp quốc tế australia (aciar) tổ chức tại hà nội.
Phát biểu tại hội thảo, thứ trưởng bộ nn-ptnt hoàng trung nói, trong những năm gần đây, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát thải thấp và theo hướng tuần hoàn là xu hướng được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn.
Theo thứ trưởng, hội thảo quốc tế ngày hôm nay là cơ hội tốt để các nhà khoa học, nhà quản lý và chuyên gia chính sách chia sẻ, thảo luận về các bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu và phát triển nông nghiệp vùng tây bắc. Cũng xuất phát từ tầm quan trọng của hội thảo này, thứ trưởng hoàng trung đề nghị các nhà nghiên cứu, chuyên gia chính sách, nhà quản lý trong nước và quốc tế đề xuất các sáng kiến nghiên cứu mới cho các hệ thống canh tác trồng trọt-chăn nuôi quy mô nhỏ tại vùng tây bắc việt nam, phù hợp với các chiến lược quốc gia.
Bộ công thương hỗ trợ 25 địa phương xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm ocop
Minh phúc khai thác
Thực hiện các quyết định của chính phủ về phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm, bộ công thương đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về các sản phẩm ocop và hệ thống các điểm giới thiệu và bán sản phẩm ocop trên địa bàn cả nước thông qua chuyên mục về chương trình ocop tại trang thông tin điện tử sản phẩm vùng miền.vn.
Cùng với đó, bộ công thương đã xây dựng tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm ocop là căn cứ để địa phương xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm ocop. Bộ công thương đã cấp kinh phí và trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ 25 địa phương xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm ocop trên địa bàn. Một số địa phương bằng nguồn kinh phí của mình đã triển khai xây dựng các điểm giới thiệu sản phẩm ocop theo tiêu chí của bộ công thương và với bộ nhận diện điểm bán thống nhất như hà nội (hơn 85 điểm giới thiệu và bán sản phẩm ocop trên địa bàn gần 30 quận, huyện, thị xã), quảng ninh (30 trung tâm và điểm bán hàng ocop), bắc kạn (10 điểm), bến tre (12 điểm), thanh hóa (05 điểm)….
Giá cam sành ở miền tây chỉ còn 3.000 – 4.000 đồng/kg
Minh phúc khai thác
Do cung vượt cầu, giá cam sành ở các tỉnh miền tây giảm gần một nửa so với mức đáy của tháng 6. Hiện chỉ còn 3.000 – 4.000 đồng/kg, với mức giá này nông dân đối diện thua lỗ.
Theo các nhà vườn ở các tỉnh vĩnh long, trà vinh, tiền giang, giá cam tại vườn hiện giảm khoảng 40-50% so với mức đáy tháng 6, nhưng thương lái cũng không muốn mua. Hiện lượng cam dư thừa mỗi ngày nhiều, các nhà vườn xót xa đành đóng thùng mang cam ra các chợ bán lẻ, hoặc đăng bán trên các trang mạng xã hội.
Một số nhà vườn khác cho biết, giá cam tại vườn giảm một phần do nhiều người nghe thông tin giá cam rẻ, ai cũng đi thu mua để bán lại ở những chợ nhỏ với giá xổ, chỉ cần lời 500 đồng/kg là đủ.
Ngoài ra, một số thương lái nhỏ “ôm” hàng, thị trường tiêu thụ chậm bắt buộc bán tháo bán đổ đã ảnh hưởng đến giá cam tại vườn. Ngành nông nghiệp các tỉnh cùng các đơn vị liên quan đang tiến hành khảo sát, nắm tình hình, đồng thời tìm hướng hỗ trợ, giúp nông dân trồng cam sành trên địa bàn vượt qua khó khăn.
80% nông sản việt nam xuất khẩu chưa chưa xây dựng được thương hiệu
Minh phúc khai thác
Theo bà nguyễn mai hương - phó giám đốc trung tâm phát triển nông thôn, viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (ipsard), 90% nông sản của việt nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, giá xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác. Nhiều sản phẩm nông sản của việt nam có sản lượng xuất khẩu đứng nhóm đầu thế giới nhưng hầu như chưa có thương hiệu mạnh, được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. 80% sản lượng nông sản xuất khẩu chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng và chưa tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nhiều sản phẩm được xuất khẩu và bán ở thị trường nước ngoài dưới thương hiệu không phải của doanh nghiệp (dn) việt nam.
Trong bối cảnh đó, xây dựng thương hiệu cho nông sản có vai trò rất lớn trong việc gia tăng giá trị và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần nâng cao vị thế và giá trị của nông sản việt nam trên thị trường thế giới.