| Hotline: 0983.970.780

Dấu ấn phòng, chống kháng kháng sinh tại Việt Nam

Thứ Năm 23/11/2023 , 09:13 (GMT+7)

Đại diện Cục Thú y nêu những kết quả nổi bật của ngành nông nghiệp trong việc phối hợp với các bên liên quan, đẩy mạnh công tác phòng, chống kháng kháng sinh năm 2023.

Bà Lê Thị Huệ, Phó Trưởng phòng Quản lý thuốc thú y, Cục Thú y chia sẻ về kết quả phòng, chống kháng kháng sinh năm 2023. Ảnh: Tùng Đinh.

Bà Lê Thị Huệ, Phó Trưởng phòng Quản lý thuốc thú y, Cục Thú y chia sẻ về kết quả phòng, chống kháng kháng sinh năm 2023. Ảnh: Tùng Đinh.

Bà Lê Thị Huệ, Phó Trưởng phòng Quản lý thuốc thú y, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong năm 2023, Cục đã phối hợp với Bộ Y tế, xây dựng và trình Chính phủ ban hành quyết định về Chiến lược quốc gia phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn 2045.

Ngoài ra, Cục cũng xây dựng và trình Thủ tướng ban hành quyết định về việc ban hành Kế hoạch quốc gia Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023 - 2030.

Trong đó, có nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để về nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc, vacxin thú y đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, giai đoạn 2023 - 2030, bao gồm giám sát sử dụng kháng sinh và giám sát kháng thuốc.

Bên canh đó, phối hợp với các chuyên gia của các trường Đại học, Viện nghiên cứu xây dựng dự thảo tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc thú y an toàn, hiệu quả cho động vật nuôi nhằm mục đích giảm mối nguy về kháng kháng sinh trong chăn nuôi.

Về xây dựng các phần mềm quả lý, bà Huệ cho biết Cục đã phối hợp với các chuyên gia của các trường Đại học, Viện nghiên cứu xây dựng dự thảo tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc thú y an toàn, hiệu quả cho động vật nuôi nhằm mục đích giảm mối nguy về kháng kháng sinh trong chăn nuôi.

Đặc biệt, xây dựng hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu về thuốc thú y với sự hỗ trợ từ Quỹ Fleming, Vương quốc Anh.

"Đây là một hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến được thiết kế để phục vụ cho công tác quản lý về thuốc thú y, quản lý Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, tình trạng sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu kháng sinh, tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam một cách đầy đủ có hệ thống", bà Lê Thị Huệ cho biết.

Về công tác giám sát, trong năm 2023, Cục Thú y xây dựng kế hoạch và dựa vào đó tổ chức giám sát chủ động về phòng chống kháng kháng sinh với các đối tượng vật nuôi là lợn và gà.

Bà Huệ cho biết, có 15 tỉnh, thành phố trên cả nước được thực hiện lấy mẫu với tổng số 2.880 mẫu và các vi khuẩn mục tiêu là Ecoli, Salmonella và Campylobacter. Những mẫu này được xét độ nhạy với 19 loại kháng sinh và dự kiến kết quả sẽ được công bố vào tháng 12 tới.

Năm qua, nhiều công tác phòng, chống kháng kháng sinh đã được các bên phối hợp thực hiện. Ảnh: Tùng Đinh

Năm qua, nhiều công tác phòng, chống kháng kháng sinh đã được các bên phối hợp thực hiện. Ảnh: Tùng Đinh

Kế hoạch phòng, chống kháng kháng sinh giai đoạn 2021-2025 của Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu rất rõ ràng là giảm thiểu nguy cơ về kháng kháng sinh cho cộng đồng thông qua việc quản lý sử dụng kháng sinh và kiểm soát kháng kháng sinh trong nông nghiệp tại Việt Nam.

Trong đó, tăng cường năng lực quản lý kháng sinh và kháng kháng sinh bao gồm cơ chế chính sách, xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu về kháng sinh và kháng kháng sinh trong nông nghiệp, sử dụng kháng sinh một cách thận trọng/có trách nhiệm trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt.

Ngoài ra, kiện toàn hệ thống và hằng năm tổ chức thực hiện giám sát phát hiện vi khuẩn kháng kháng sinh, xác định, cảnh báo mức độ lưu hành của vi khuẩn kháng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt để làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh; xây dựng được ít nhất 1 phòng thí nghiệm tham chiếu về kháng kháng sinh trong nông nghiệp cấp Trung ương.

Kế hoạch cũng tập trung hoàn thiện và thực hiện các quy trình thực hành tốt trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt để giảm thiểu lây nhiễm và lây lan vi sinh vật kháng kháng sinh trong sản xuất nông nghiệp.

Nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh, kháng kháng sinh và tăng cường hợp tác liên ngành, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh theo cách tiếp cận Một sức khỏe.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.