Từ những vườn vải đỏ rực ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, quả vải thiều theo xe máy của từng bà con nông dân tới điểm cân vải. Trải qua sơ chế, làm sạch, ngâm vải trong bể đá, những thùng vải thiều lạnh được đóng hộp chuyển lên trên các cửa khẩu. Là mặt hàng nhanh chín, dễ hỏng, vải thiều là mặt hàng được ưu tiên qua 'luồng xanh' ngay từ khu vực cửa khẩu để sang các trung tâm hoa quả ở Bằng Tường, Trung Quốc trước khi đi các địa phương như Quảng Đông, Thượng Hải, Bắc Kinh.
Là địa phương có hơn 17.000ha vải thiều, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang dự kiến mùa vải năm nay sẽ được mùa, thu hoạch trên 98.000 tấn. Mới đầu vụ song nhiều doanh nghiệp đã đến ký kết thu mua vải thiều cho bà con, đặc biệt là thương nhân Trung Quốc. Tại một vườn vải thiều sắp xuất khẩu đi Trung Quốc, nông dân đang kiểm tra chất lượng và độ chín của vải trước khi thương lái Trung Quốc về thu mua. Với sản lượng dự kiến 15 tấn và được bao tiêu đầu ra, hộ dân này kỳ vọng thu lời lớn.
Ông Nguyễn Văn Quyên
Hộ trồng vải VietGAP xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn, Bắc Giang
(PV2 - 5s - 20s - Tham gia vải quy trình Vietgap từ năm 2015, chúng tôi chủ yếu bán xuất khẩu với giá rất cao. Bà con ở vùng khác có thể bán với giá nội địa trong nước với giá trung bình)
Do tình hình nắng nhiều, khô hạn, thiếu điện, huyện Lục Ngạn đã có các đề xuất, kiến nghị với cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, trung ương, nhất là điện lực để ưu tiên đảm bảo điện cho các xưởng sản xuất, vùng đóng gói và bảo quản vải thiều lớn cho Lục Ngạn. Bên cạnh đó, huyện Lục Ngạn và tỉnh Bắc Giang đang tích cực xúc tiến tiêu thụ vải thiều, nhất là sang thị trường Trung Quốc.
Ông Nguyễn Thế Thi
Phó chủ tịch huyện Lục Ngạn, Bắc Giang
(PV1 - 8’ - 9’20 - Chúng tôi nhận định thị trường Trung Quốc là thị trường khó tính và họ đã có quy định ngày càng nghiêm ngặt, khắt khe hơn. Chúng tôi đã có những ứng phó và thường xuyên đưa ra giải pháp để quả vải cũng như nông sản của Lục Ngạn Bắc Giang có thể tiêu thụ đến các thị trường. Các tiêu chuẩn các thị trường đưa ra thì chúng tôi đảm bảo còn cao hơn.
Vải thiều Lục Ngạn còn được mở rộng tiêu thụ trong nước qua các hệ thống siêu thị, chuỗi cung ứng. Qua đó, người dân được trải nghiệm quả vài chất lượng cao, giá phải chăng và tươi ngon nhất. Với đặc thù là cửa khẩu chuyên xuất khẩu nông sản, để tránh ùn ứ vải thiều, Trạm Kiểm soát Biên phòng Cửa khẩu Tân Thanh đã có kế hoạch tăng cường cán bộ chiến sĩ, tăng ca, điều tiết phương tiện từ sớm từ xa.
(PV3 - 18s - 42s - Với số lượng một ngày từ 100 - 200 phương tiện chở vải thiều lên cửa khẩu Tân Thanh, chúng tôi đã tổ chức điều tiết, phân luồng, hướng dẫn bảo đảm phương tiện xuất nhập khẩu không ùn tắc, ùn ứ)
Theo thiếu tá Tiệp, lực lượng biên phòng thường xuyên chủ trì với các lực lượng chức năng khác để họp bàn, đồng thuận, thống nhất phương án với các doanh nghiệp để ưu tiên mặt hàng vải thiều xuất khẩu sớm, tránh thiệt hại về kinh tế.
Thiếu tá Trần Văn Hùng
Trạm phó Trạm Kiểm soát Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, Lạng Sơn
(PV04 - 1s - 24s - Các phương tiện không may hỏng máy, nguy cơ hỏng hàng sẽ được lực lượng chức năng tạo điều kiện cho doanh nghiệp được phép xuất khẩu trước tránh hỏng hàng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp)
(PV04 - 43s - 1’18 - Là khu vực cửa khẩu đang có lượng hàng nông sản lớn, để đảm bảo hàng hóa thông qua nhanh chóng, các lực lượng chức năng tại khu vực cửa khẩu trao đổi với phía Trung Quốc mở thêm đường hầm Tả Phủ, tăng cường làm thêm giờ vào cao điểm để nông sản xuất khẩu nhiều hơn)
Theo đó, Trung Quốc thống nhất với Việt Nam giờ mở cửa là 7h sáng và đóng cửa lúc 18h hằng ngày và đang kiến nghị kéo dài thêm 1 tiếng làm việc vào ngày cao điểm. Tại trung tâm hoa quả ở Bằng Tường, Trung Quốc, bất chấp thời tiết nắng nóng các công nhân nhễ nhại mồ hôi chuyển từng thùng vải đạt tiêu chuẩn từ xe container Việt Nam sang các xe hàng của Trung Quốc để đưa đi tiêu thụ nội địa. Ghi nhận tại một chợ dân sinh, giá bán vải thiều của Việt Nam khoảng 140 tệ, tương đường 140.000 đồng/kg. Người mua hàng lựa chọn kỹ bó vải đẹp và thanh toán bằng ứng dụng trên điện thoại thông minh, không sử dụng tiền mặt.