Hướng tới phát triển lâm nghiệp bền vững, tỉnh Quảng Bình khuyến khích người dân trồng cây bản địa đa tác dụng nhằm góp phần phát triển kinh tế.
Phục hồi hàng trăm hecta rừng bằng cây bản địa đa tác dụng
Hướng tới phát triển lâm nghiệp bền vững, tỉnh Quảng Bình khuyến khích người dân trồng cây bản địa đa tác dụng nhằm góp phần phát triển kinh tế cho bà con.
Thời gian vừa qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều giải pháp cho nhiệm vụ phát triển rừng bền vững bằng các loại cây trồng và được bà con tham gia nhiệt tình. Trong đó có chương trình trồng rừng thay thế bằng cây bản địa đã có được kết quả đáng khích lệ. Đến nay, Quảng Bình đã có hàng trăm hộ dân tham gia với cách trồng các loại cây dược liệu, cây ngắn ngày dưới tán rừng.
Ông Trương Quang Thiết tại xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa đã có kinh nghiệm trồng rừng hơn 20 năm nay. Gia đình ông có diện tích rừng treen 25 ha và nhận trồng 8. 500 cây bản địa từ Công ty trách nhiện hữu hạn xã hội trồng và phát triển rừng Việt Nam. Đến nay, ông Thiết đã trồng các loại dược liệu như thiên niên kiện, ba kích tím, khôi tía,…xen kẽ dưới cánh rừng. Sau mỗi kỳ thu hoạch, gia đình ông Thiết thu được khoảng 250 triệu đồng từ trồng rừng.
Phỏng vấn ông Trương Quang Thiết, xã Hương Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình:
“Muốn trồng cây bản địa để phát triển kinh tế lâu dài thì trước hết phải trồng cây ngắn ngày, lấy ngắn nuôi dài để cây bản địa nó phát triển, nhưng ngược lại trên đất này anh muốn phát triển được thì ngược lại phải trồng cây bản địa, vì cây bản địa nó phát triển nhưng nó toả tán xuống để tạo độ ẩm cho cây phát triển”
Từ năm 2021, với nguồn xã hội hoá trồng rừng từ Công ty trách nhiện hữu hạn xã hội trồng và phát triển rừng Việt Nam, Quảng Bình đã xây dựng được 106 mô hình trồng rừng bằng cây bản địa với độ che phủ trên 240 ha.
Tại huyện Tuyên Hóa, đã triển khai dự án này trên địa bàn 13 xã và hiện có tổng diện tích trên 133 ha. Đến thời điểm hiện tại toàn bộ diện tích cây đều đều phát triển xanh tốt, đảm bảo đúng mật độ. Đây là thành quả của hàng ngàn lượt đóng góp của các cá nhân, tổ chức hỗ trợ người dân trồng rừng.
Phỏng vấn ông Phạm Anh Minh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình:
“Để rồi xử lý các trường hợp vi phạm lấn chiếm đất rừng, và sau đó vận động người dân chúng ta trồng rừng gỗ lớn và cây bản địa, thì riêng huyện Tuyên Hoá chúng tôi đã ban hành đề án về trồng cây bản địa và cây gỗ lớn này mà thời gian vừa rồi được sự vào cuộc của cấp uỷ và chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị lên đã vận động, tuyên truyền người dân, bước đầu đã có kết quả rất thuận lợi, người dân chủ động phát triển rừng đồng thời trồng các cây dược liệu dưới tán rừng để rồi lấy ngắn nuôi dài, đảm bảo sinh kế trong thời gian mà chăm sóc rừng gỗ lớn và cây bản địa.”
Thời gian vừa qua, Quảng Bình đã huy động nhiều nguồn lực để hỗ trợ người dân trồng rừng. Đồng thời từng bước hướng dẫn bà con lồng ghép các dự án phát triển các loài cây lâm nghiệp lâu năm với các loại cây đa mục tiêu, ngắn ngày nhằm hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, ngày càng ổn định đời sống. Với mục tiêu đến năm 2025, Quảng Bình có hơn 100 ngàn ha rừng trồng nguyên liệu, trong đó diện tích rừng gỗ lớn và cây bản địa là trên 16.200 ha.